Cao đẳng FPT liên thông đại học FPT thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/05/2022

Cao đẳng FPT liên thông đại học FPT thì có được tạm hoãn Nghĩa vụ quân sự? Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì có được đi Nghĩa vụ quân sự? Chân vòng kiềng chữ O bị nhẹ không ảnh hưởng tới đi lại thì có được đi Nghĩa vụ quân sự?

    • Cao đẳng FPT liên thông đại học FPT thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
      (ảnh minh họa)
    • Cao đẳng FPT liên thông đại học FPT thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

      Em năm nay hiện là sinh viên năm cuối Cao đẳng FPT, nếu đầu năm sau em liên thông đại học FPT thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Và nếu em đang học liên thông thì bên xã có quyền gọi em về đi nghĩa vụ không?

      Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, như sau:

      Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây

      - ...

      - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo."

      Theo quy định trên thì chỉ tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân đang được đào tạo trình độ cao đẳng chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

      Do đó, khi bạn học xong cao đẳng thì xong một khóa đào tạo, việc bạn học liên thông lên đại học không thuộc trường hợp tạm hoãn. Vì thế, kể cả khi bạn đang học liên thông đại học thì địa phương cũng có quyền gọi bạn tham gia và nghĩa vụ của bạn phải chấp hành. Tuy nhiên, bạn có thể gửi thông tin bạn đang theo học để địa phương có thể nắm tình hình và bố trí quân hợp lý.

      Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì có được đi nghĩa vụ quân sự?

      Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì có được đi nghĩa vụ quân sự không?

      Trả lời: Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:

      Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocel):

      - Nhẹ: Điểm 2

      - Vừa: Điểm 3

      - Nặng: Điểm 4

      Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

      - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

      - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

      - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

      - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

      - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

      - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

      Như vậy trường hợp nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ có sức khỏe từ loại 2 đến loại 4 (tùy mức độ).

      Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

      Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

      Từ các quy định trên thì nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu ở mức độ nhẹ, vừa và được xác định là có sức khỏe loại 2, 3 thì vẫn đảm bảo điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự, trường hợp bị nặng, sức khỏe loại 4 thì không đủ điều kiện (chưa xét những điều kiện khác).

      Chân vòng kiềng chữ O bị nhẹ không ảnh hưởng tới đi lại thì có được đi nghĩa vụ quân sự?

      Cho hỏi trường hợp chân bị vòng kiềng chữ O bị nhẹ không ảnh hưởng tới đi lại thì có được đi nghĩa vụ quân sự không?

      Trả lời: Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:

      Hai chân vòng kiềng hình chữ O, chữ X:

      - Nhẹ, không ảnh hưởng tới đi lại, chạy nhảy (5 - 10 độ) hoặc ảnh hưởng không đáng kể: Điểm 4

      - Vừa (dưới 15 độ) đi lại, chạy nhảy ít ảnh hưởng: Điểm 5

      - Nặng (trên 15 độ) thường kèm theo biến dạng ở cẳng chân, bàn chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động: Điểm 6

      Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

      - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

      - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

      - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

      - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

      - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

      - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

      Như vậy trường hợp hai chân vòng kiềng hình chữ O thì sẽ có sức khỏe loại 4 đến loại 6 (tùy mức độ).

      Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

      Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

      Từ các quy định trên thì trường hợp hai chân vòng kiềng hình chữ O dù ở mức độ nhẹ nhất cũng bị sức khỏe loại 4, không đảm bảo điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn