Cháu có được hưởng phần thừa kế theo di chúc của ông nội để lại cho người cha đã mất?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/06/2017

Cháu có được hưởng phần thừa kế theo di chúc của ông nội để lại cho người cha đã mất hay không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Quân, công tác tại Tp.HCM. Hiện nay tôi và hai người chú đang tranh chấp về vấn đề thừa kế như sau: Ông nội và cha tôi vừa bị tai nạn giao thông và cả hai người đều mất. Trước đó ông nội tôi có viết di chúc để lại cho cha tôi một nửa tài sản của ông tôi. Vì cha tôi cũng đã mất rồi nên tôi muốn hỏi tôi có được hưởng phần di sản theo di chúc của cha tôi hay không? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

    • Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp vướng mắc của bạn như sau:

      Vì ông nội bạn mất có để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia theo di chúc cho những người có quyền hưởng thừa kế. Theo di chúc của ông bạn để lại, thì cha bạn được hưởng 1/2 di sản và 1/2 di sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật. Nay cha bạn đã mất thì bạn không có quyền nhận 1/2 di sản theo di chúc đáng lẽ cha bạn nhận nếu còn sống bởi vì:

      Căn cứ theo quy định chung tại Chương XXIII Bộ Luật dân sự 2015 và Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 ' onclick="vbclick('48517', '189556');" target='_blank'>Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 thì điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị là:

      Thứ nhất, thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật.

      Thứ hai, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản.

      Từ đó, bạn sẽ không hưởng 1/2 di sản theo di chúc của ông nội bạn để cho cha của mình. Căn cứ theo thông tin bạn trình bày thì phần di sản của ông nội trên sẽ được chia theo pháp luật cho bạn (thừa kế thế vị cha bạn) và hai chú của bạn và mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp thừa kế thế vị. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật dân sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn