Cháu nội của người vợ trước và cháu nội của người vợ sau có được kết hôn với nhau hay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/07/2022

Cháu nội của người vợ trước và cháu nội của người vợ sau có được kết hôn với nhau hay không? Có được đăng ký kết hôn ở nhà vợ?

Em và bạn gái quen nhau được một thời gian, cả hai đã suy nghĩ đến chuyện hôn nhân thì được tin bạn gái em là cháu nội của vợ trước của ông nội em, em là cháu của vợ sau của ông nội. Vậy cho em hỏi nếu như vậy thì em với bạn gái có gọi là cùng huyết thống không ạ, em xin cảm ơn

    • Cháu nội của người vợ trước và cháu nội của người vợ sau có được kết hôn với nhau hay không?

      Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '368167');" target='_blank'>Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:

      1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

      a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

      b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

      c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

      d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

      2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

      Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

      d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

      Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định:

      18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

      Trong trường của bạn, có thể xác định ông bà nội của bạn là đời thứ nhất, ba mẹ bạn và ba mẹ bạn gái bạn là đời thứ hai, bạn và bạn gái bạn là đời thứ ba. Chính vì vậy, hai bạn không thể kết hôn với nhau.

      Có được đăng ký kết hôn ở nhà vợ?

      Tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về nơi đăng ký kết hôn như sau:

      1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

      2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

      a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

      b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

      c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

      Theo đó, có thể tiến hành đăng ký kết hôn nơi cư trú của bên nhà vợ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn