Chế tài xử phạt hành vi quay lén người khác tung lên mạng xã hội? Quay lén người khác tung lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/08/2022

Chế tài xử phạt hành vi quay lén người khác tung lên mạng xã hội? Quay lén người khác tung lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Ngày 8/8, em có lướt tiktok và thấy một video của một chị tiktoker. Nội dung video của chị đấy nói về việc chị ấy bị một bạn nam quay lén vì chị đã mặc áo khoe nguyên một mảng lưng và up lên ghi caption là “Không hiểu sao có nhiều ông để người yêu mặc như này ra đường được. Ra cái thể thống gì không?”.

Chị đấy đã rất bức xúc về điều đó và yêu cầu bạn nam đã đăng video ấy phải xin lỗi và bồi thường vì đã bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015. Em thì không hiểu rõ về luật lắm nên em muốn hỏi là hành vi quay lén người khác rồi tung lên mạng bị xử lý như thế nào vậy ạ?

    • 1. Chế tài xử phạt hành vi quay lén người khác tung lên mạng xã hội?

      Tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '371927');" target='_blank'>Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

      1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

      Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

      Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

      2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

      a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

      b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

      3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

      Theo Điều 38 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '371927');" target='_blank'>Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:

      1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

      2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

      3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

      Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

      4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Ngoài ra theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '371927');" target='_blank'>Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

      1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

      a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

      b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

      c) Thiệt hại khác do luật quy định.

      2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

      Như vậy, hành động phản ứng gay gắt và đòi bồi thường của bạn nữ trên tiktok là đúng vì đấy là nhân phẩm, danh dự của bản thì bạn ấy có quyền được lên tiếng:

      Thứ nhất: Hành vi quay lén của bạn nam là đã vi phạm pháp luật vì bạn nam đó tùy tiện quay bạn nữ khi chưa có sự đồng ý. Ngoài ra, bạn nam đấy còn sử dụng hình ảnh quay lén để đăng lên mạng câu view câu like nói về vấn đề ăn mặc của bạn nữ thì cuộc sống riêng tư, sở thích cá nhân của bạn nữ đó đã bị xâm phạm.

      Thứ hai: Đoạn video đấy còn có những lời lẽ phán xét, điều này làm cộng đồng mạng dễ hiểu lầm nên lúc này nhân phẩm, danh dự của bạn nữ đó đã bị xâm phạm. Bạn nam cũng chỉ vô tình gặp bạn nữ ngoài đường, không hiểu gì về nhau thì không có quyền được phán xét một ai cả.

      2. Quay lén người khác tung lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

      Xử phạt hành chính:

      Căn cứ Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('55923', '371927');" target='_blank'>Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:

      3, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;

      b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;

      c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;

      d) Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ các trường hợp cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;

      e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

      g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

      Trách nhiệm hình sự:

      Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '371927');" target='_blank'>Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '371927');" target='_blank'>Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội làm nhục người khác như sau:

      1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

      a) Phạm tội 02 lần trở lên;

      b) Đối với 02 người trở lên;

      c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      d) Đối với người đang thi hành công vụ;

      đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

      e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

      g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

      a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

      b) Làm nạn nhân tự sát.

      4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Do đó, hành vi quay lén bạn nữ rồi tung lên tiktok của bạn bạn sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn nam có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như có quá nhiều bình luận ác ý làm ảnh hưởng trầm trọng đến nhân phẩm, danh dự của bạn nữ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn