Chồng bạo lực, vợ có được chia nhiều tài sản hơn khi ly hôn không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2018

Tôi tên Thúy Hằng sinh sống tại Vĩnh Long. Tôi và chồng kết hôn đã được 11 năm, có một con chung nay đã 8 tuổi. Trong 3 năm trở lại đây chồng tôi thường xuyên rượu chè, không lo làm ăn thậm chí thường xuyên đánh tôi, chuyện này hàng xóm ai cũng biết. Giờ tôi muốn ly hôn, nhưng chồng tôi thì không muốn. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Chồng bạo lực, vợ có được chia nhiều tài sản hơn khi ly hôn không? và có được quyền nuôi con không?

    • Chồng bạo lực, vợ có được chia nhiều tài sản hơn khi ly hôn không?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về ly hôn theo yêu cầu một bên như sau: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

      => Như vậy, việc chồng bạn thường xuyên rượu chè, thậm chí bạo lực đánh bạn dẫn đến những hậu quả như trrên thì đó sẽ là những căn cứ để bạn có quyền đơn phương ly hôn.

      ** Về chia tài sản, bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau. trường hợp không thể thỏa thuận được thì có thể phân chia theo pháp luật. Về nguyên tắc, tài sản chung sẽ được chia đôi, tuy nhiên có tính đến các yếu tố khác để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia.

      Theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

      Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

      - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

      - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

      - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

      - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

      => Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố nêu trên để phân chia tài sản chung. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc chồng bạn thường xuyên hành hạ, đánh đập sẽ là các yếu tố để tòa xem xét trong việc phân chia tài sản chung.

      ** Về con chung thì theo Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      => Con bạn đã 8 tuổi thì theo nguyện vọng của con mà người nào có nghĩa vụ nuôi dưỡng, người còn lại trên tinh thần tự nguyện có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến 18 tuổi nhé.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Chồng bạo lực, vợ có được chia nhiều tài sản hơn khi ly hôn không? Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật hôn nhân gia đình 2014 và văn bản liên quan.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn