Chồng đang bị tạm giam thì vợ có phải trả nợ thay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/05/2019

Chào anh chị! Tôi có thắc mắc rất mong nhận được giải đáp tư vấn từ anh chị. Chồng chị Hiền có vay nợ công ty tài chính và vẫn đóng tiền hàng tháng. Đến tháng 10/2013, chồng chị có bị bắt tạm giam và đến nay vẫn chưa xét xử. Công ty tài chính gọi điện liên tục để yêu cầu đóng tiền. Chị có trình bày hoàn cảnh gia đình: chồng chị đang bị tạm giam, chị nuôi con nhỏ nên không có dư để trả nợ và xin họ gia hạn đóng tiền để chồng về trả nợ. Tuy nhiên, công ty yêu cầu chị Hiền trả tiền thay chồng. Vì chị không trả được nên công ty gửi giấy báo chấm dứt hợp đồng và sẽ kiện chồng chị ra tòa. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này chị Hiền có phải thay chồng ra tòa và thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chồng không? Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của anh chị. Xin kính chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!

    • Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ sau:

      - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

      - Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

      - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

      - Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

      - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

      - Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

      Trường hợp của chị Hiền, bạn không nói rõ số tiền chồng chị Hiền vay nhằm mục đích gì và dùng vào việc gì, do đó:

      + Nếu việc vay tiền của chồng chị Hiền phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của pháp luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan và vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện theo quy định của pháp luật như vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và các giao dịch phù hợp với quy định về đại diện quy định tại Điều 24, 25, và 26 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Căn cứ xác lập địa diện giữa vợ và chồng; Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh; Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chúng nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng).

      Như vậy, nếu chồng chị Hiền vay để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, tiêu dùng của gia đình và chị biết về việc đó thì theo các quy định của pháp luật chị Hiền sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm cùng chồng về khoản tiền mà chồng chị đã vay.Trong trường hợp chồng chị bị khởi kiện ra tòa thì chị Hiền cũng sẽ liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ tài chính này cùng chồng, theo đó chị Hiền phải tiến hành nghĩa vụ trả khoản nợ thay cho chồng.

      Nếu chồng chị Hiền vay tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân chứ không phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình và chị không hề biết đến việc vay tiền đó thì về nguyên tắc chị Hiền không phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản nợ này. Tức là trong trường hơp này khi chồng chị bị khởi kiện ra tòa, chị Hiền cũng sẽ bị triệu tập nhưng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, chị Hiền phải đưa ra các tình tiết, tài liệu chứng minh rằng chị không hề biết về việc chồng vay tiền của công ty tài chính. Như vậy, trong trường hợp này chị Hiền sẽ không phải trả nợ thay cho chồng.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn