Chủ đất liền kề không cho xả hay bơm nước canh tác có được không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/05/2022

Chủ đất liền kề không cho xả hay bơm nước canh tác có được không? Quyền thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định như nào? Quy định về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017? 

    • Chủ đất liền kề không cho xả hay bơm nước canh tác có đúng không?

      Tôi có mảnh đất trồng lúa. Do đất nằm phía trong các mảnh đất khác nên trước đây việc bơm nước và xả nước để canh tác đều thông qua mảnh đất liền kề. Nhưng hiện tại chủ đất liền kề không cho tôi xả hay bơm nước qua đất của họ nữa. Việc này làm hoạt động canh tác của tôi bị đình trệ, không canh tác được. Xin hỏi chủ đất liền kề không cho tôi xả nước hay bơm nước là có đúng luật không? Tôi phải làm gì để có thể canh tác được bình thường?

      Trả lời:

      Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '364965');" target='_blank'>Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:

      Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

      Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.

      Như vậy, khi thuộc trương hợp trên mà chủ sở hữu bất động sản liền kề có hành vi cản trở việc bơm nước, làm ảnh hưởng sản xuất của bạn thì bạn có thể trình báo vụ việc đến Chủ tịch UBND xã nơi có đất để giải quyết.

      Quyền thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định thế nào?

      Quyền thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định thế nào? Giữa ba gia đình chúng tôi trước đây có một ngõ đi chung nhưng nay không sử dụng để đi nữa. Gia đình tôi có sử dụng một rãnh nhỏ làm rãnh thoát nước sinh hoạt từ khi vẫn là ngõ đi chung. Nay chính quyền thôn, xã bán lại lối đi đó cho một gia đình và họ yêu cầu gia đình tôi phải lấp rãnh nước đó nên gia đình tôi không có lối thoát nước sinh hoạt. Vậy cho tôi hỏi việc làm đó của chính quyền thôn, xã là đúng hay sai?

      Trả lời:

      Điều 251 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải: "Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.”

      Điều 252 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề:

      "Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

      Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”

      Theo thông tin bạn cung cấp, trước đây ba gia đình có một ngõ đi chung nhưng nay không sử dụng để đi nữa. Trên đó gia đình bạn có đặt một rãnh nhỏ làm rãnh thoát nước sinh hoạt gia đình; nếu đất đó không phải là đất của gia đình bạn mà đất của người khác thì trong trường hợp này, phải xem xét việc đưa dẫn nước sinh hoạt qua phần đất đó có phải là lối cấp thoát nước thích hợp hay không?

      + Nếu việc thoát nước qua đoạn đất đó là lối thoát nước duy nhất thì gia đình bạn có quyền yêu cầu gia đình đang sử dụng lối đi cho nhà bạn dẫn nước thải qua đó. Việc người có phần đất này yêu cầu bạn lấp lối thoát nước là không có căn cứ.

      + Nếu việc thoát nước qua đó mà không phải lối thoát nước hợp lý hoặc gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc ảnh hưởng đến môi trường công cộng thì người sử dụng đất có quyền yêu cầu bạn lấp lối thoát nước, việc bạn tự ý lấy phần đất đó làm rãnh thoát nước là hành vi lấn chiếm đất trái phép. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền thoát nước qua bất động sản liền kề. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Quy định về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017

      Quy định về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017. Gia đình ông A nằm cạnh bờ sông và bị gia đình ông B và bà C vây bọc xung quanh nên không có lối đi ra đường công cộng. Mặc dù đi qua vườn nhà ông B ra đường công cộng thì gần và thuận tiện hơn nhưng vì có mẫu thuẫn từ trước nên gia đình ông B không đồng ý cho gia đình ông A đi nhờ. Do đó, gia đình ông A đi qua đất của nhà bà C để ra đường công cộng và gia đình ông A có trả cho gia đình bà C 10 triệu để được đi qua lâu dài. Sau 8 năm sử dụng lối đi qua nhà bà C, bà C bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình ông D. Nhà ông D đập nhà cũ đi xây nhà mới, nhà mới được xây trên cả diện tích lối đi mà gia đình ông A sử dụng. Hỏi nhà ông D có được xây trên lối đi gia đình ông A đã sử dụng 8 năm qua hay không?

      Trả lời:

      Tại thời điểm cách đây 8 năm thì pháp luật quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

      1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

      Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

      2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

      3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

      Như vậy, trong trường hợp câu hỏi của bạn, gia đình ông A là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng, cụ thể là ông B hoặc bà C. Và nếu được ông A yêu cầu mở lối đi ra thì ông B hoặc bà C có nghĩa vụ phải đáp ứng yêu cầu đó của ông A.

      Trong trường hợp ông A đã thoả thuận với bà C về việc mở lối đi riêng và đã đền bù cho bà C số tiền là 10 triệu đồng thì hai bên cần lập văn bản thoả thuận về vấn đề này và khi bà C bán nhà cho ông D thì ông D có nghĩa vụ tiếp tục mở lối đi ra cho ông A theo thoả thuận với bà C ban đầu.

      Nếu có căn cứ chứng minh thoả thuận của ông A với bà C về việc mở lối đi ra và đã đền bù cho bà C mà thời điểm hiện tại bà C bán nhà cho ông D, ông D xây dựng nhà vào phần lối đi ra của ông A thì ông A có quyền làm đơn khởi kiện ông D về việc vi phạm thoả thuận về lối đi ra và bà C là người chịu trách nhiệm liên đới.

      - Tại thời điểm hiện tại khi bà C đã bán nhà cho ông D thì áp dụng luật hiện hành quy định quyền về lối đi qua tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

      1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

      Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

      Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

      3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn