Có được chia tài sản thế chấp khi ly hôn?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/11/2019

Trường hợp nhà đang thế chấp nay ly hôn muốn chia tài sản thì có được thực hiện không Luật sư? Căn cứ quy định nào?

Cảm ơn!

    • Điều 37 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:

      Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

      1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

      2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

      3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

      4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

      5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

      6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

      Theo Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

      Như vậy, đối với tài sản thế chấp thì khi ly hôn các bên cần i) thanh toán nghĩa vụ trả nợ để phân chia tài sản hoặc ii) phải có sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng.

      Do đó, nếu tài sản đang được thế chấp thì khi có sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia, Tòa án sẽ lấy ý kiến của ngân hàng để xác định nghĩa vụ, phương thức và thời hạn trả nợ của hai vợ chồng, sau đó mới quyết định việc phân chia tài sản chung vợ chồng theo đúng quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn