Có được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi hết hiệu lực?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/03/2022

Có được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi hết hiệu lực? Xâm phạm về nhãn hiệu có phải hành vi cạnh tranh cạnh tranh không lành mạnh? Không sử dụng nhãn hiệu 2 năm có bị chấm dứt hiệu lực không?

    • Có được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi hết hiệu lực?
      (ảnh minh họa)
    • Có được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi hết hiệu lực?

      Liên quan đến việc hiệu lực của các văn bằng sở hữu trí tuệ. Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực có được gia hạn không? Rất mong sớm nhận phản hồi.

      Trả lời: Tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định:

      Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

      - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
      ....
      Điều 94. Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ

      - Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

      - Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

      => Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn mười năm kể từ ngày nộp đơn. Khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực theo quy định thì vẫn được gia hạn nhiều lần và mỗi lần mười năm. Để gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực thì chủ sở hữu phải nộp lệ phí theo quy định.

      Xâm phạm về nhãn hiệu có phải hành vi cạnh tranh cạnh tranh không lành mạnh?

      Một công ty khác đã sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của công ty tôi, vậy cho hỏi công ty đó có bị xử phạt cạnh tranh không lành mạnh?

      Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.

      Như vậy, hành vi sử dụng kiểu dáng bao bì của hành hóa công ty bạn là hành vi xâm phạm đến chỉ dẫn thương mại.

      Theo Điểm a, b Khoản 1 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể như sau:

      - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

      - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ

      Như vậy, hành vi công ty khác đã sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của công ty bạn được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

      Không sử dụng nhãn hiệu 2 năm có bị chấm dứt hiệu lực không?

      Lúc trước công ty có sản xuất nước ngọt có nhãn hiện "Thanh thanh" như do công ty khó khăn nên đã dừng việc sản xuất mặt hàng này được 02 năm. Như hiện giờ công ty đã vực dậy, và quyết định sản xuất lại mặt hàng nước ngọt đó. Vậy giờ công ty có được lấy nhãn hiệu đó để sản xuất kinh doanh không?

      Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật sở hữu trí tuệ 2005, nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ như sau:

      "Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực."

      Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty của bạn không sử dụng nhãn hiệu nước ngọt "Thanh thanh" 02 năm, như vậy theo quy định tại Điều luật trên thì bây giờ công ty bạn vẫn được sử dụng nhãn hiệu đó để sản xuất mặt hàng nước ngọt đó.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn