Có được quyền ngưng cấp dưỡng nuôi con khi bị cản trở thăm con?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/11/2016

Ông Nguyễn An (Nghệ An) hỏi: Vợ chồng tôi có một con trai 2 tuổi thì ly hôn. Do con còn quá nhỏ nên khi ly hôn vợ tôi được quyền nuôi con, còn tôi có Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng. Thời gian đầu, cô ấy vẫn để tôi đến thăm con và đưa con đi chơi, nhưng gần đây cô ý tỏ thái độ không muốn cho tôi gặp con bằng việc chuyển chỗ ở mới mà không báo cho tôi địa chỉ chỗ ở mới, không nghe máy điện thoại của tôi nên tôi không biết làm thế nào để thăm con. Tôi đang có ý định tạm thời ngưng đóng tiền cấp dưỡng nuôi con cho đến khi cô ấy đồng ý cho tôi thăm con có được không? Kính mong nhận được tư vấn!

    • Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 82 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

      Đồng thời, tại khoản 2 Điều 83 của Luật này cũng quy định: Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

      Đối chiếu với quy định trên, nếu anh không lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của người vợ trước mà cô ấy lại không cho anh thăm nom, chăm sóc con là không đúng và vi phạm nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, anh lấy lý do này để ngưng cấp dưỡng nuôi con cũng là không đúng pháp luật và vợ trước của anh hoàn toàn có quyền yêu cầu anh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.

      Để thực hiện quyền được thăm nom, chăm sóc con của mình, anh có thể thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án nơi cô ấy cư trú, làm việc cuối cùng (vì cô ấy đã chuyển nơi ở mới, anh không biết địa chỉ và không liên lạc được) giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn