Cơ sở pháp lý lối đi chung

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/02/2017

Hiện tại tôi đang có dự định mua một mảnh đất 33m2 được chủ nhà cũ tách ra và có dành 1 lối đi chung. Phần ngõ chung này được thể hiện trong sổ của chủ cũ sau khi tách sổ(chủ nhà cũ ở mảnh ngoài cùng). Tuy nhiên trong sổ đỏ của các mảnh còn lại chỉ vẽ ngõ mà không có ghi chú là lối đi chung (hình ảnh bên dưới), Phần diện tích chung trong sổ đỏ của các nhà này cũng ghi 0m2. Như vậy có sảy ra trường hợp chủ cũ bịt lối đi chung hoặc bắt chúng tôi đóng tiền sử dụng ngõ chung này không? Để tránh sảy ra tranh chấp như vậy  tôi định yêu cầu chủ cũ làm phụ lục hợp đồng công nhận ngõ chung trước khi mua có được pháp luật thừa nhận không hoặc có cách nào khác?

    • - Thứ nhất, bạn cần xác định lối đi trên là lối đi chung hay lối đi nằm trên phần đất thuộc quyền sử dụng của chủ cũ. Bởi lối đi chung thuộc quyền quản lý của UBND xã, bạn có quyền sử dụng làm lối đi mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ cũ. CHủ cũ không có quyền bịt lối đi trên để bắt các hộ phía trong phải đóng tiền sử dụng ngõ chung.

      - Thứ hai, Nếu lối đi trên là do chủ cũ cắt ra làm lối đi chung thì bạn cần thỏa thuận với chủ cũ về quyền sử dụng lối đi này để tránh tranh chấp về sau. VIệc thỏa thuận này có thể được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc được ghi nhận trong một hợp đồng riêng biệt, được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

      Theo quy định tại Điều 275 BLDS, đối với các bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

      Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

      Như vậy, khi tiến hành giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn và chủ hộ cần thỏa thuận về việc sử dụng lối đi chung. Chủ cũ bắt buộc thực hiện nghĩa vụ tạo lối đi hợp lý cho bạn. Bạn cũng phải thực hiện nghĩa vụ đền bù cho chủ cũ nếu như các bên không thỏa thuận khác.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn