Có thể thăm người yêu bị tạm giữ tạm giam theo diện thân nhân không? Khi thăm người thân bị tạm giam cần lưu ý gì không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/03/2022

Có thể thăm người yêu bị tạm giữ tạm giam theo diện thân nhân không? Người đến thăm người thân bị tạm giữ có trách nhiệm gì? Tôi có người yêu đang bị tạm giữ tạm giam nên muốn đi thăm. Xin hỏi tôi có thể thăm người yêu của tôi dưới diện thân nhân không? Nếu được thì tôi có phải lưu ý gì khi đi thăm không?

    • Có thể thăm người yêu theo diện bị tạm giữ tạm giam không?

      Căn cứ Khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ tạm giam 2015 giải thích thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

      Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:

      a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

      b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

      c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

      d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

      đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

      e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

      g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

      h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì người yêu không thuộc trường hợp là thân nhân nên không thể thăm gặp người bị tạm giữ tạm giam theo diện này. Bên cạnh đó, nếu bạn thăm theo diện thân nhân cần có giấy tờ xác nhận quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam.

      Người đến thăm người thân bị tạm giữ cần lưu ý gì?

      Trách nhiệm của người đến thăm gặp người bị tạm giữ được quy định tại Điều 8 Luật này như sau:

      Người đến thăm gặp và người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải chấp hành đúng Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp và thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp; có thái độ văn minh, lịch sự, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Trường hợp vi phạm sẽ bị nhắc nhở hoặc đình chỉ việc thăm gặp.

      Theo đó, người thân khi đến thăm gặp thân nhân cần tuân thủ nội quy cơ sở tạm giữ nếu không có thể bị nhắc nhở hoăc đình chỉ việc thăm gặp

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn