Có thể uỷ quyền cho người khác trả tiền lãi Ngân hàng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/08/2022

Có thể uỷ quyền cho người khác trả tiền lãi Ngân hàng không? Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền như thế nào? Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền khi nào?

Chào anh chị Luật sư. Tôi hiện đang đứng tên mảnh đất do bố mẹ để lại, mảnh đất này không có tranh chấo và tôi là chủ sở hữu. Giờ tôi muốn thế chấp mảnh đất này để đi vay ngân hàng S. Nhưng tôi có thắc mắc là tôi có thể uỷ quyền cho người khác trả lãi Ngân hàng không? 

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Có thể uỷ quyền cho người khác trả tiền lãi Ngân hàng không?

      Tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '373612');" target='_blank'>Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng ủy quyền, cụ thể như sau:

      Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

      Theo Điều 283 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '373612');" target='_blank'>Điều 283 Bộ luật dân sự 2015 quy định thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba, theo đó:

      Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

      Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn hiện đang đứng tên mảnh đất do bố mẹ để lại và bạn muốn thế chấp mản đất này để vay ngân hàng S và bạn muốn ủy quyền cho một người khác trả lãi suất hàng tháng cho bạn. Việc ủy quyền này sẽ thực hiện được khi có sự đồng ý của bên ngân hàng cho vay và bạn vẫn phải chịu trách nhiệm với ngân hàng S nếu người được ủy quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ.

      2. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền như thế nào?

      Căn cứ Điều 575 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '373612');" target='_blank'>Điều 575 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền, theo đó:

      1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

      2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.

      3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.

      4. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

      5. Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

      Như vậy, người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ được pháp luật quy định nêu trên.

      3. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền khi nào?

      Theo Điều 569 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '373612');" target='_blank'>Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 quy định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, như sau:

      1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

      Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

      2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

      Theo đó, người được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo các trường hợp được pháp luật quy định nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn