Con chưa thành niên có quyền yêu cầu từ chối cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/06/2020

Cho em hỏi là, ba mẹ em ly hôn mà em chưa đủ 18 tuổi, nhưng em không cần quyền nuôi dưỡng từ họ thì phải viết đơn gì ạ?

    • Căn cứ theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '324733');" target='_blank'> Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.

      Và theo Khoản 1 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ về cấp dưỡng.

      Do đó việc cấp dưỡng con là nghĩa vụ mà luật buộc cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện và bạn chưa đủ 18 tuổi do đó việc yêu cầu người không trực tiếp nuôi dưỡng cấp dưỡng hay không cấp dưỡng là quyền của người trực tiếp nuôi dưỡng.

      Mặc khác tại Điểm a mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP' onclick="vbclick('B8A8', '324733');" target='_blank'>mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định:

      “Thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

      Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.”

      Do đó bạn không phải là người có từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng bạn mà quyền đó thuộc về người đang trực tiếp nuôi dưỡng bạn theo các quy định trên.

      Trên đây là nội dung Ban biên tập gửi đến bạn!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn