Con chưa thành niên có quyền yêu cầu từ chối cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 02/04/2022

Con chưa thành niên có quyền yêu cầu từ chối cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con? Chưa đăng ký kết hôn, yêu cầu cấp dưỡng có được không? Không cấp dưỡng cho con có được gặp con hay không?

    • Con chưa thành niên có quyền yêu cầu từ chối cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con hay không?
      (ảnh minh họa)
    • Con chưa thành niên có quyền yêu cầu từ chối cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con?

      Cho em hỏi là, ba mẹ em ly hôn mà em chưa đủ 18 tuổi, nhưng em không cần quyền nuôi dưỡng từ họ thì phải viết đơn gì ạ?

      Trả lời:

      Căn cứ theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '361398');" target='_blank'>Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.

      Và theo Khoản 1 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ về cấp dưỡng.

      Do đó việc cấp dưỡng con là nghĩa vụ mà luật buộc cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện và bạn chưa đủ 18 tuổi do đó việc yêu cầu người không trực tiếp nuôi dưỡng cấp dưỡng hay không cấp dưỡng là quyền của người trực tiếp nuôi dưỡng.

      Mặc khác tại Điểm a mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định:

      “Thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

      Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.”

      Do đó bạn không phải là người có từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng bạn mà quyền đó thuộc về người đang trực tiếp nuôi dưỡng bạn theo các quy định trên.

      Chưa đăng ký kết hôn, yêu cầu cấp dưỡng có được không?

      Em hiện tại đang độc thân và em có con với một người cũng đang độc thân. Chúng em không có kết hôn, nhưng sau khi con em được sinh ra thì cha đứa trẻ phải cấp dưỡng cho em bao nhiêu tiền? Xin tư vấn giúp em với ạ?

      Tại Khoản 1 Điều 107 Luật hôn nhân và gia định 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

      1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

      Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

      Vì hiện tại bạn và người kia không tồn tại quan hệ hôn nhân, không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nên nếu bạn muốn người cha của con cấp dưỡng thì trước hết phải làm thủ tục xác nhận cha cho con theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

      “1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

      2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

      Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

      Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:

      - Đơn yêu cầu xác đinh cha cho con (có thể xin tại Tòa án);

      - Chứng minh thư nhân dân của mẹ (bản photo có chứng thực);

      - Sổ hộ khẩu của mẹ (photo có chứng thực);

      - Giấy khai sinh của con (photo có chứng thực);

      - Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con (có thể là: - Giấy tờ hoặc thư do người bị kiện viết trong đó có thừa nhận đứa bé là con mình; - Xác nhận của công đồng dân cư về việc chung sống như vợ chồng,…).

      Trong trường hợp vụ án được thụ lý giải quyết và đưa ra xét xử, Tòa án có thể yêu cầu trưng cầu giám định AND để xác định quan hệ cha con. Chỉ khi cơ quan có thẩm quyền công nhận mối quan hệ cha con thì người mẹ mới có quyền yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình.

      Tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

      "1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

      2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

      Như vậy, trong trường hợp 2 bạn chưa đăng ký kết hôn mà có con. Sau khi sinh con ra mà bạn muốn yêu cầu người cha cấp dưỡng thì bạn phải làm thủ tục nhận cha con theo quy định trên. Các bên có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng hằng tháng đối với con chung của 2 bạn. Trường hợp một trong các bên không đồng ý với mức cấp dưỡng hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

      Không cấp dưỡng cho con có được gặp con hay không?

      Tôi có bà chị họ đã kết hôn được 1 năm nhưng vì không hợp nhau nên 2 người quyết định ly hôn. Sau khi ly hôn, theo quyết định của Tòa án, anh chồng phải cấp dưỡng nuôi con gái chưa thành niên là 02 triệu đồng/tháng. Do chuẩn bị cưới vợ mới, hết tiền, nên 5 tháng nay anh chỉ đưa 01 triệu đồng và chị đã nhiều lần yêu cầu anh thực hiện đúng Nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng anh không chịu nên chị không cho anh thăm con. Và anh đã dọa là nếu không cho thăm con là sẽ kiện chị. Cho tôi hỏi là việc làm của chị tôi là đúng hay sai?

      Tại Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

      - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

      Theo đó, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên vừa là quyền, đồng thời cũng nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái. Quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên chỉ bị hạn chế trong trường hợp:

      - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

      - Phá tán tài sản của con;

      - Có lối sống đồi trụy;

      - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. (Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

      Cũng theo quy định của pháp luật thì chỉ Tòa án nhân dân có thẩm quyền mới có quyền hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

      Vì vậy, trong trường hợp chỉ vì không thỏa thuận được với anh chồng về việc thanh toán tiền cấp dưỡng nuôi con theo quyết định của Tòa án mà chị bạn cấm không cho anh được thăm con là hành vi không đúng. Theo quan điểm của tôi thì trong trường hợp này, chị bạn có thể yêu cầu tòa án buộc anh chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thay vì cấm không cho anh và con gặp nhau như vậy.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn