Con riêng có được chia tài sản của mẹ với cha dượng không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/05/2019

Tôi có vấn đề thắc mắc cần luật sư tư vấn giúp. Mẹ tôi có 2 chồng, chồng trước có 2 người con trai nhưng li dị và lấy người chồng thứ hai có 2 người con gái là tôi và chị tôi. Mẹ tôi chỉ có căn nhà do cả ba và mẹ đứng tên. Khi mẹ tôi chết không để lại di chúc, vậy chồng trước và 2 người con trai kia có được chia tài sản không? Xin cảm ơn.

    • Đối với căn nhà là tài sản đứng tên chung của ba mẹ bạn, đây được xem là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi mẹ bạn chết thì tài sản này sẽ được chia đôi, một nửa là tài sản riêng của ba bạn, một nửa sẽ là tài sản được chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

      b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

      c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

      2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

      3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

      Như vậy, các cá nhân được chia thừa kế bao gồm ba bạn, các con của mẹ bạn là 2 người con trai của chồng trước và hai chị em bạn.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của anh/chị. Để hiểu rõ hơn về những quy định này anh/chị tham khảo thêm tại Bộ Luật dân sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn