Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/08/2022

Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không? Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Tôi đang có dự định thi công chức liên quan đến hộ tịch cụ thể là công chức tư pháp hộ tịch cấp xã nhưng tôi chỉ có bằng trung cấp luật thôi.  Tôi nghe nói công chức tư pháp hộ tịch cấp xã cần phải có bằng luật, điều này đúng không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, tôi cảm ơn.

    • Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không?

      Tại Khoản 2 Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 quy định công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:

      a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;

      b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

      Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.

      Như vậy, công chức tư pháp hộ tịch cấp xã chỉ cần có bằng trung cấp luật trở lên. Bạn đã có bằng trung cấp luật thì chỉ cần đi học thêm một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch thì đã có thể thi công chức tư pháp hộ tịch cấp xã.

      2. Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?

      Theo Điều 73 Luật Hộ tịch 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch như sau:

      1. Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

      a) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;

      b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;

      c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

      d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

      đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.

      Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;

      e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;

      g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

      2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

      Theo đó, khi là một công chức tư pháp hộ tịch cấp xã thì có những nhiệm vụ và quyền hạn như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn