Công dân quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp các thông tin nào của cơ quan nhà nước?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/08/2022

Công dân quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp các thông tin nào của cơ quan nhà nước? Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước?

Tôi là cán bộ hưu trí, đang thường trú tại phường I, thành phố K. Và tôi có thắc mắc mong Luật sư cùng ban biên tập tư vấn là tôi có được quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp các thông tin nào của cơ quan nhà nước? Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước?

Mong các anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

 

    • 1. Công dân quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp các thông tin nào của cơ quan nhà nước?

      Tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Luật tiếp cận thông tin 2016' onclick="vbclick('44634', '371465');" target='_blank'>Điều 7 Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận; được tiếp cận nhưng có điều kiện được nêu dưới đây như sau:

      Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận

      Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.

      Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận

      1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

      Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.

      2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

      Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện

      1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

      2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

      3. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

      Như vậy, bạn có quyền được đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp các thông tin của cơ quan nhà nước trừ các thông tin không được tiếp cận hoặc được tiếp cận nhưng có điều kiện như đã nêu trên.

      2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước?

      Theo Điều 8 Luật tiếp cận thông tin 2016' onclick="vbclick('44634', '371465');" target='_blank'>Điều 8 Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin:

      1. Công dân có quyền:

      a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;

      b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

      2. Công dân có nghĩa vụ:

      a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

      b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;

      c) Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

      Theo đó, đối chiếu quy định trên thì công dân khi tham gia tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước cần tuân theo những quyền và nghĩa vụ nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn