Cứu người khác trong khi tẩu thoát có được coi là lập công lớn để miễn chấp hành hình phạt hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/06/2022

Cứu người khác trong khi tẩu thoát có được coi là lập công lớn để miễn chấp hành hình phạt hay không? Điều kiện để miễn chấp hành hình phạt như thế nào? Chú tôi do nhà nghèo khó, túng thiếu nên đã đi ăn trộm được xác định giá trị tài sản là 10.000.000 đồng. Trong quá trình trộm thì chú tôi bị phát hiện, trên đường tẩu thoát, chú tôi có gặp 1 đứa trẻ đang bị té sông kêu cứu. Chú tôi liền nhảy xuống và cứu thoát được đứa trẻ này. Sau đó, chú tôi bị cơ quan công an bắt và khởi tố hình sự về tội trộm cắp tài sản. Vậy trong trường hợp này, chú tôi có được hưởng lập công lớn miễn chấp hành hình phạt tù do đã lập công lớn không? Xin cảm ơn!

    • Cứu người khác trong khi tẩu thoát có được coi là lập công lớn để miễn chấp hành hình phạt hay không?

      Căn cứ Khoản 3 Điều 62 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '366894');" target='_blank'>Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau:

      3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

      Căn cứ Khoản 9 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP' onclick="vbclick('6DB06', '366894');" target='_blank'>Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP giải thích lập công lớn như sau:

      9. “Lập công lớn” là trường hợp người phạm tội đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân trong thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “lập công lớn” nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án.

      Như vậy, việc chú bạn cứu được đứa trẻ đang kêu cứu dưới sông có thể được xem xét thuộc trường hợp lập công lớn theo quy định trên, cụ thể là cứu người trong tình thế hiểm nghèo. Tuy nhiên, để được hưởng miễn chấp hành hình phạt thì ngoài việc lập công lớn, chú bạn còn phải đáp ứng điều kiện là không còn nguy hiểm cho xã hội.

      Điều kiện để miễn chấp hành hình phạt

      Căn cứ Điều 62 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '366894');" target='_blank'>Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau:

      1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

      2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Sau khi bị kết án đã lập công;

      b) Mắc bệnh hiểm nghèo;

      c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

      3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

      4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

      5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

      6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

      7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn