Dán ảnh và từ chối phục vụ đối với một số TikToker tại nhà hàng có vi phạm Luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 29/09/2022

Dán ảnh và từ chối phục vụ đối với một số TikToker tại nhà hàng có vi phạm Luật không? Từ chối phục vụ đối với một số TikToker tại nhà hàng bị phạt bao nhiêu tiền? 

Theo tôi được biết thì mới đây, một số quán ăn đã làm bảng hiệu với nội dung từ chối tiếp những Tiktoker đến quán ăn, gây xôn xao dư luận. Vậy chủ nhà hàng dán bảng hiệu và từ chối phục vụ đối với một số TikToker tại nhà hàng có vi phạm Luật không?

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • Dán ảnh và từ chối phục vụ đối với một số TikToker tại nhà hàng có vi phạm Luật không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Dán ảnh và từ chối phục vụ đối với một số TikToker tại nhà hàng có vi phạm Luật không?

      Theo Điều 32 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '375574');" target='_blank'>Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh, theo đó:

      1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

      Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

      Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

      2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

      a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

      b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

      3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

      Tại Điều 9 Luật Du lịch 2017' onclick="vbclick('4ED78', '375574');" target='_blank'>Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch, như sau:

      1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

      2. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.

      3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

      4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

      5. Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

      6. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

      7. Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

      8. Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

      9. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.

      Theo đó, hành vi dán ảnh người khác mà không xin phép đã vi phạm vào quyền của cá nhân về hình ảnh và việc từ chối phục vụ tại nhà hàng được xem là phân biệt đối xử với khách du lịch và có thể bị phạt khi có hành vi này.

      2. Từ chối phục vụ đối với một số TikToker tại nhà hàng bị phạt bao nhiêu tiền?

      Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6539B', '375574');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

      3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;

      b) Phân biệt đối xử với khách du lịch;

      c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

      Tại Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6539B', '375574');" target='_blank'>Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch, như sau:

      1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

      2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.

      3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

      Như vậy, khi cá nhân thực hiện việc từ chối phục vụ thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng. Với tổ chức thì mức phạt sẽ từ 2.000.000 đến 6.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn