Đăng ký bảo hộ fanpage, group facebook được không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/05/2022

Đăng ký bảo hộ fanpage, group facebook được không? Thủ tục đăng ký bảo hộ fanpage, group facebook như thế nào? Em đang sở hữu một fanpage facebook 10.000 lượt theo dõi, và các bài viết của em đều được hơn 1.000 like. Nhưng dạo gần đây có mấy fanpage khác lấy bài viết của em về đăng lại. Cho hỏi em có thể làm gì để bảo vệ những ý tưởng bài viết em đã đăng không và thủ tục như thế nào?

    • Đăng ký bảo hộ fanpage, group facebook được không?
      (ảnh minh họa)
    • Đăng ký bảo hộ fanpage, group facebook được không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005' onclick="vbclick('1B6E', '364390');" target='_blank'>Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009' onclick="vbclick('1620A', '364390');" target='_blank'>Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:

      1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

      a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

      b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

      c) Tác phẩm báo chí;

      d) Tác phẩm âm nhạc;

      đ) Tác phẩm sân khấu;

      e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

      g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

      h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

      i) Tác phẩm kiến trúc;

      k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

      l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

      m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

      Fanpage không phải là đối tượng được bảo hộ trực tiếp bởi quyền tác giả vì trong các loại hình tác phẩm không có fanpage. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký bản quyền cho các đối tượng như logo, bài viết, hình ảnh, video,… của fanpage facebook. Căn cứ vào nhu cầu, phạm vi bảo hộ mong muốn, cá nhân tổ chức có thể lựa chọn loại hình tác phẩm để đăng ký bản quyền. Trên thực tế đã có một số fanpage nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ logo như: BEATVN thuộc Công ty cổ phần BEAT Việt Nam, Tinh tế thuộc Công ty TNHH Vi Mô Bi, Otofun thuộc Công ty Cổ phần OTV, eva.vn của Công ty cổ phần quảng cáo trực tuyến 24H, Khoai lang thang của Đinh Võ Hoài Phương,...

      Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

      Bước đầu tiên trong cách đăng ký bản quyền fanpage chính là thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả. Đây không phải là thủ tục bắt buộc tuy nhiên lại vô cùng quan trọng. Quy trình thực hiện đăng ký quyền tác giả trải qua hai bước chính như sau. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đơn đăng ký quyền tác giả theo quy định hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 bao gồm:

      a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

      Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

      Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

      b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

      c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

      d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

      đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

      e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

      Sau khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, bạn nộp đến Cục Bản quyền hoặc hai văn phòng đại diện của Cục để hoàn tất cách đăng ký bản quyền fanpage của mình theo hướng dẫn tại tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ:

      Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

      Bạn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho logo, tên fanpage. Để đăng ký bảo hộ thành công, bạn cần lưu ý các trường hợp đặt logo, tên fanpage theo Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

      2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

      b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

      c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

      d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

      đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

      e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

      g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

      h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;

      i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

      k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

      l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

      m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

      n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn