Đăng ký giao dịch bảo đảm nhà ở hình thành trong tương lai có được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/09/2016

Khách hàng của tôi là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (không phải là tổ chức tín dụng), khách hàng chúng tôi có tiến hành nhận thế chấp toàn bộ khu nhà ở hình thành trong tương lai của một doanh nghiệp (con nợ) để đảm bảo việc trả nợ. Cho tôi hỏi trường hợp nhận thế chấp của khách hàng tôi như thế có được đăng ký thế chấp (đăng ký giao dịch bảo đảm) để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán nợ không?

    • Theo quy định tài Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định về tài sản bảo đảm như sau:

      “1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.

      2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

      a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;

      b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

      c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

      Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”

      Đối với trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, khoản 2 Điều 147 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó”.

      Từ quy định nêu trên có thể thấy doanh nghiệp chỉ được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng của bạn (là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) không phải là tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam nên không được nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của doanh nghiệp khác, do đó không thể thực hiện được việc đăng ký thế chấp để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định của pháp luật được.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn