Đăng ký nhập Hộ khẩu thường trú taị Hà Nội

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Xin chào Luật sư Nguyễn Văn Nguyên! Đầu tiên xin gửi tới Ông lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe. Tôi có vướng mắc xin được nhờ Ông giải đáp hộ. Tôi (Hộ khẩu ở Nghệ An) và vợ tôi (Hộ khẩu ở quận Đống Đa ,TP Hà Nội), chúng tôi kết hôn năm 2009. Từ khi kết hôn đến nay chúng tôi làm thủ tục đăng ký tạm trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Năm 2012 chúng tôi mua được nhà ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, tôi đã làm thủ tục sang tên sổ đỏ mang tên 2 vợ chồng chúng tôi. Tôi có câu hỏi muốn Ông giải đáp: Bây giờ tôi muốn làm thủ tục chuyển Hộ khẩu cho một mình tôi từ Nghệ An ra địa chỉ nhà tôi ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội (còn vợ tôi thì vẫn để Hộ khẩu ở quận Đống Đa ,TP Hà Nội - không làm thủ tục chuyển Hộ khẩu) thì có được không?

    • Theo quy định tại Điều 20 luật cư trú 2006. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

      "Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

      1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
      2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
      a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
      b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
      c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
      d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
      đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
      3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
      4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản".
      Căn cứ vào khoản 1 điều luật trên thì bạn đã có chỗ ở hợp pháp tại quận Hoàng Mai bằng căn nhà vợ chồng bạn đã mua, bạn cần phải khai báo tạm trú ít nhất một năm theo quy định sau đó mới tiến hành đăng ký thường trú chuyển hộ khẩu từ Nghệ An ra phường định công được.
    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn