Danh mục công việc nặng nhọc, độc hại thuộc điều kiện lao động loại V ngành vận tải

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/06/2021

Cho hỏi: Theo quy định thì những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc điều kiện lao động loại V ngành vận tải bao gồm những công việc nào? Mong nhận giải đáp.

    • Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc điều kiện lao động loại V ngành vận tải quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('715ED', '343562');" target='_blank'>Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

      STT

      Tên nghề hoặc công việc

      Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

      Điều kiện lao động loại V

      1

      Sĩ quan, thuyền viên, kỹ thuật viên, thợ máy các tàu công trình

      Thường xuyên ăn ở sinh hoạt trên sông, biển; công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng và tiếng ồn lớn..

      2

      Lái đầu máy xe lửa

      Thường xuyên lưu động trên tàu, luôn căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng của tiếng ồn.

      3

      Lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên

      Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao

      4

      Lái máy xúc dung tích gầu từ 4m3 trở lên

      Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn cao.

      5

      Sĩ quan boong, sĩ quan điện, vô tuyến điện, thủy thủ, cấp dưỡng, phục vụ, bác sĩ, quản trị trưởng trên tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu

      Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung.

      6

      Lái xe ôtô chở khách từ 80 ghế trở lên.

      Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và rung.

      7

      Máy trưởng, thợ máy phà tự hành, ca nô lai dắt phà và tàu sông có công suất từ 90 CV trở lên.

      Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của ồn, rung, nóng, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, tư thế lao động gò bó.

      8

      Sản xuất vỏ tàu và các sản phẩm từ Composic

      Tiếp xúc với các hóa chất độc như: butanol, axetol, bông thủy tinh…

      9

      Làm việc trên đốc nổi

      Thường xuyên làm việc trong hầm chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của nóng và tiếng ồn cao

      10

      Lặn kiểm tra tàu, vệ sinh lòng bến, đặt goong phục vụ hạ thủy

      Công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh

      11

      Nhân viên điều độ chạy tàu (Điều độ viên trực tiếp chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm).

      Công việc rất phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý.

      12

      Vận hành cần trục giàn cầu tầu.

      Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao.

      13

      Vận hành cần trục chân đế.

      Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao.

      14

      Vận hành cần trục bánh lốp.

      Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

      15

      Vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container.

      Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

      16

      Vận hành xe nâng hàng bách hóa (không phải Container).

      Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương

      17

      Lái xe vận tải trong dây chuyền xếp dỡ.

      Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

      18

      Bốc xếp thủ công.

      Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm.

      19

      Trực tiếp làm việc trong Hầm đường bộ Hải Vân (vận hành máy, thiết bị; phòng cháy chữa cháy; bảo dưỡng, vệ sinh hầm; đảm bảo an toàn giao thông, hướng dẫn lánh nạn).

      Chịu tác động của từ trường lớn do có sự cộng hưởng từ các thiết bị điện; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc, bụi; chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt do ở độ cao 127m so với mặt nước biển; chịu ảnh hưởng của nước thải và hóa chất tẩy rửa từ công tác vệ sinh hầm; làm việc trong điều kiện thiếu dưỡng khí, dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

      20

      Khai thác viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

      Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn.

      21

      Kỹ thuật viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

      Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, điện từ trường.

      22

      Thuyền viên làm việc trên tàu tìm kiếm cứu nạn, trục vớt tài sản chìm đắm, cứu hộ.

      Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết, căng thẳng thần kinh tâm lý.

      23

      Giám sát viên, điều hành viên hệ thống hành hải tàu thuyền.

      Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

      24

      Kỹ thuật viên điều hành hệ thống hành hải tàu thuyền.

      Căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, thường xuyên làm việc trên tháp radar cao 50m, chịu ảnh hưởng của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

      25

      Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô công vụ của cảng vụ hàng hải.

      Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

      26

      Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô phục vụ tiếp tế, kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải đèn biển, luồng hàng hải; đưa đón hoa tiêu hàng hải.

      Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn.

      27

      Kiểm tra tàu, thuyền, công trình thủy, báo hiệu hàng hải.

      Công việc nguy hiểm, chịu tác động của bụi, hơi khí độc.

      28

      Kiểm tra công trình biển.

      Làm việc ở ngoài khơi, xa bờ, chịu tác động của sóng, gió.

      29

      Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa phao tiêu, báo hiệu hàng hải.

      Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

      30

      Quản lý và vận hành các thiết bị báo hiệu hàng hải trên luồng hàng hải, cửa sông, dọc theo các sông có vận tải thủy.

      Làm việc ngoài trời, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung.

      31

      Công nhân quản lý, vận hành đèn biển.

      Làm việc ngoài khơi, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

      32

      Thợ giàn giáo trong nhà máy đóng tàu

      Làm việc trên cao, dưới hầm tàu (sâu 20-30m), phải mang vác nặng trong lúc leo trèo. Vị trí làm việc chênh vênh nguy hiểm, môi trường làm việc thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, nóng bụi. Tư thế làm việc gò bó, chật hẹp.



      Trân trọng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn