Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/07/2022

Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không? Bán di sản thừa kế chung khi 01 người không đồng ý có bán được không? Người hưởng thừa kế có phải đóng án phí của người chết?

    • Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không?

      Kính gửi quý Luật sư mong luật sư giải đáp giúp tôi 1 việc như sau:

      Ông bà nội tôi có 1 mảnh đất (trên mảnh đất có 1 ngôi nhà được xây dựng năm ông bà tôi còn sông), 7 người con (1 người đã mất trước khi ông bà nội mất). Bà mất năm 1982, ông mất năm 1987, trước khi mất ông bà không để lại di chúc. Cả gia đình tôi đã, đang sinh sống lâu dài, yên ổn trên mảnh đất này (bố tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đó). Năm 1993, Nhà nước cấp GCNQSDD đất cho bố tôi, năm 2000 bố tôi bán bớt ¼ diện tích đất. Nay 1 cô tôi yêu cầu bố tôi chia đất. Vậy xin hỏi, cô tôi có được quyền yêu cầu bố tôi chia đất không? Nếu không thì vì sao? Nếu có thì vì sao? Và chia như thế nào? (năm 2000, bố tôi có bán ¼ diện tích đất, các cô đều biết và không có í kiến). Tôi xin chân thành cám ơn!

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 611 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '370390');" target='_blank'>Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm thừa kế và thời hiệu thừa kế cụ thể như sau:

      - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

      - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

      Theo thông tin mà anh/chị cung cấp thì mảnh đất mà gia đình anh/chị đang sinh sống là của ông bà anh/chị, tuy nhiên cả hai người trên đều đã mất, Ông Anh/chị là người mất sau vào năm 1987 thì đây là thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật.

      Đến thời điểm hiện tại là năm 2022 đã hơn 30 năm, do vậy không còn thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là bất động sản. Mặt khác bố anh/chị cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy trong trường hợp này cô của anh/chị không có quyền khởi kiện yêu cầu bố anh/chị chia lại mảnh đất là di sản được.

      Bán di sản thừa kế chung khi 01 người không đồng ý có bán được không?

      Xin chào, tôi muốn hỏi: Mẹ tôi có chung sở hữu 01 căn nhà do ông bà có di chúc để lại cùng với sáu người, bây giờ 6 người kia muốn bán với giá 1,6 tỷ nhưng má tôi không đồng ý giá đó thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý không?

      Trả lời:

      Theo quy định về thừa kế, di sản thừa kế là tài sản chung hợp nhất chia được của những người được thừa kế.

      Tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '370390');" target='_blank'>Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc định đoạt của tài sản chung hợp nhất như sau:

      "Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật."

      Như vậy, khi má bạn không đồng ý bán di sản thừa kế với giá 1,6 tỷ thì hợp đồng đó không có giá trị và giao dịch đó không được pháp luật bảo vệ.

      Người hưởng thừa kế có phải đóng án phí của người chết?

      Em muốn hỏi em có người thân phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự là án phí sơ thẩm chia tài sản là 4 triệu, giờ bác ấy mất thì người hưởng thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ không ạ?

      Trả lời:

      Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '370390');" target='_blank'>Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

      1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      ...

      Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây (Điều 658):

      1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

      2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

      3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

      4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

      5. Tiền công lao động.

      6. Tiền bồi thường thiệt hại.

      7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

      8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

      9. Tiền phạt.

      10. Các chi phí khác.

      Như vậy, ở đây người thân phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự là án phí sơ thẩm chia tài sản là 4 triệu, giờ bác ấy mất thì người hưởng thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản do người chết để lại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn