Di sản cho con dưới 18 tuổi do ai quản lý? Tự tổ chức đám cưới mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền liệu có hợp pháp?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/04/2022

Chồng đứng tên sổ đỏ thì vợ có quyền gì không? Di sản cho con dưới 18 tuổi do ai quản lý? Tự tổ chức đám cưới mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền liệu có hợp pháp?

    • Di sản cho con dưới 18 tuổi do ai quản lý? Tự tổ chức đám cưới mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền liệu có hợp pháp?
      (ảnh minh họa)
    • Chồng đứng tên sổ đỏ thì vợ có quyền gì không?

      Chồng đứng tên sổ đỏ thì vợ có quyền gì không? Sổ đỏ là tài sản riêng của chồng thì có thể nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng không? Vợ chồng tôi kết hôn được 02 năm, sau thời gian tiết kiệm thì vợ chồng tôi có mua được căn nhà, do công việc tôi khá bận nên trong hợp đồng mua nhà, sổ đỏ đều do chồng tôi đứng tên, thế lỡ sau này chúng tôi có tranh chấp, tôi không có tên trong sổ đỏ thì có quyền gì với tài sản này không? Ban tư vấn hỗ trợ giúp. Và cho hỏi thêm, trường hợp ba mẹ tôi tặng riêng đất cho tôi thi Sổ đỏ là tài sản riêng của chồng thì có thể nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng không?

      Trả lời:

      Chồng đứng tên sổ đỏ thì vợ có quyền gì không?

      CCPL: Bộ luật dân sự 2015; Luật hôn nhân gia đình 2014

      Tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '362423');" target='_blank'>Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

      - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

      Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

      - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

      - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

      Như vậy, phần tài sản được mua trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

      Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung:

      Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

      => khi đăng ký quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ghi hai vợ chồng trên Sổ đỏ. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp Sổ đỏ đều ghi tên cả vợ và chồng, mà còn tùy vào sự thỏa thuận của đôi bên.

      ==> Từ những phân tích trên vợ chồng bạn mua nhà nhưng có mình chồng bạn đứng tên thì bạn vẫn có quyền đối với phần tài sản đó, vì nó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp chỉ có chồng bạn đứng tên mà xảy ra tranh chấp, nếu chồng bạn không chứng minh được đó là tài sản riêng của chồng bạn thì ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng.

      Do đó, tại Điều 217, Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 thì vợ, chồng có quyền ngang nhau và cùng bàn bạc trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Như vậy, bạn có quyền quyết định liên quan đến sử dụng, định đoạt ngôi nhà.

      Bạn có thể tham khảo thêm:

      Trường hợp nào làm sổ đỏ trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản riêng?

      Hướng dẫn xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

      Sổ đỏ là tài sản riêng của chồng thì có thể nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng không?

      Căn cứ Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

      Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

      1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

      2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

      Như vậy, chồng hoàn toàn được quyền nhập vào tài sản chung khi được tặng cho tài sản riêng.

      Di sản cho con dưới 18 tuổi do ai quản lý?

      Liên quan đến quy định pháp luật hiện hành thì đối với di sản cho con dưới 18 tuổi sẽ do ai quản lý?

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quản lý tài sản riêng của con như sau:

      1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

      2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

      3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

      4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

      Theo đó, về nguyên tắc con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý hoặc cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.

      Lưu ý: Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản theo quy định trên.

      Tự tổ chức đám cưới mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền liệu có hợp pháp?

      Xin hỏi, trường hợp một bên gia đình đồng ý cho cưới hỏi còn lại gia đình bên kia không đồng ý. Chính vì thế, cặp đôi nam nữ này quyết định tự tổ chức đám cưới và không đi đăng ký kết hôn, cả hai đều tự nguyện thì có hình thành quan hệ vợ chồng hợp pháp không?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 1, Khoản 5 Điều 3 và Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

      - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

      - Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

      - Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

      Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

      Như vậy, về nguyên tắc thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, trong trường hợp cả hai tự tổ chức kết hôn mà không đi đăng ký thì không hình thành quan hệ vợ chồng hợp pháp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn