Đóng bao nhiêu tiền thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2022

Tôi muốn phải đóng bao nhiêu tiền thì không phải đi Nghĩa vụ quân sự? Tôi sợ con trai chịu cực không được. Nhờ hướng dẫn.

    • Đóng bao nhiêu tiền thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Đóng bao nhiêu tiền thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?

      Theo Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ như sau:

      - Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.

      - Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

      Như vậy, thực hiện nghĩa vụ quân sự đây là nghĩa vụ của công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (trừ công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi).

      Bên cạnh đó, hiện nay không có quy định cho phép công dân được phép nộp tiền để không thực hiện nghĩa vụ quân sự. Do đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (Xem các tiêu chuẩn tại đây).

      Đây là nghĩa vụ của công dân, cho nên gia đình nên động viên con em thực hiện đúng quy định pháp luật. Nếu trốn tránh không thực hiện có thể bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy trường hợp.

      2. Nộp phạt để không đi nghĩa vụ quân sự được không?

      Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, có quy đinh:

      1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng

      2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

      ...

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

      Mặc dù người không thực hiện việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự thì người đó vẫn phải thực hiện việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự sau khi bị phạt.

      Và tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự quy định như sau:

      1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

      a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

      b) Phạm tội trong thời chiến;

      c) Lôi kéo người khác phạm tội.

      Như vậy, bạn không thể chấp nhận nộp phạt để khỏi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu cố tình trốn tránh thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn