Gây thương tích không có tiền bồi thường thì giải quyết ra sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/04/2019

Gần đây ở xóm tôi có anh A (giấu tên) khi đang ngồi nhậu thì bị một người hàng xóm tên C (giấu tên) lao vào đánh trọng thương. Tỷ lệ thương tích là 9% nên nên không bị xử lý hình sự.

Sau khi ra Tòa giải quyết dân sự thì Tòa phạt anh C phải bồi thường cho A 50 triệu đồng. C mới chỉ thi hành được 20 triệu thì báo là hết tiền. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Gây thương tích không có tiền bồi thường thì phải giải quyết ra sao? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

    • Như chúng ta đã biết thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị xử lý hình sự nếu gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định.

      Tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc bồi thường khi sức khỏa bị xâm phạm như sau:

      - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

      + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

      + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

      + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

      + Thiệt hại khác do luật quy định.

      - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường các thiệt hại như trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

      Nếu người gây thiệt hại về sức khỏe không có tiền bồi thường thì sẽ giải quyết theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 với nội dung như sau:

      Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

      => Như vậy, theo quy định này thì khi C không có tiền bồi thường cho anh A thì Chấp hành viên thi hành án dân sự sẽ xác minh điều kiện thi hành án của C ít nhất 6 tháng một lần. Sau 02 lần xác minh mà C vẫn không có tiền bồi thường thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo bằng văn bản cho A. Theo đó, việc xác minh lại về điều kiện thi hành án chỉ thực hiện khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của C bạn nhé.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn