Ghen tuông đọc lén tin nhắn và quản lý việc giao lưu gặp gỡ bạn bè của vợ có vi phạm pháp luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/11/2022

Ghen tuông đọc lén tin nhắn và quản lý việc giao lưu gặp gỡ bạn bè của vợ có vi phạm pháp luật không? Cưới vợ sinh năm 2005 có vi phạm pháp luật không? Kết hôn để nhập cảnh nước ngoài có vi phạm pháp luật không?

    • Ghen tuông đọc lén tin nhắn và quản lý việc giao lưu gặp gỡ bạn bè của vợ có vi phạm pháp luật không?

      Xin hỏi, chồng em có tính hay ghen tuông. Thường xuyên quản lý việc em giao lưu, gặp gỡ bạn bè và đọc trộm tin nhắn của em nữa. Cho em hỏi việc làm của chồng em như vậy có vi phạm pháp luật không? Xin cảm ơn.

      Trả lời:

      Theo Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '381160');" target='_blank'>Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng như sau:

      Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

      Theo Điều 21 Hiến pháp 2013' onclick="vbclick('34A4B', '381160');" target='_blank'>Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

      1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

      Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

      2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

      Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

      Theo đó, vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt, mỗi người có nghĩa vụ tôn trọng giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

      Hành vi đọc lén tin nhắn của chồng bạn khi không được bạn cho phép là hành vi trái pháp luật. Có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ của hành vi.

      Cưới vợ sinh năm 2005 có vi phạm pháp luật không?

      Chào ngân hàng pháp luật. Cho em hỏi em đang chuẩn bị lấy vợ nhưng người yêu em sinh năm 2005. Như vậy có cưới và đăng ký kết hôn được không ạ. Có bị phạm luật không ạ.

      Trả lời:

      Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

      Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây (Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '381160');" target='_blank'>Luật Hôn nhân và gia đình 2014):

      a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

      b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

      c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

      d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.

      Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '381160');" target='_blank'>Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

      Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '381160');" target='_blank'>Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi sau đây:

      a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

      b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

      ...

      Theo như bạn trình bày thì bạn muốn kết hôn với người sinh năm 2005, có nghĩa là chưa đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, bạn phải đợi khi cô ấy đủ tuổi mới được tổ chức đám cưới. Nếu như thời điểm này các bạn nóng vội tiến hành đám cưới ngay thì đây là hành vi tảo hôn và người tổ chức đám cưới cho hai bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính).

      Xử phạt hành vi tổ chức tảo hôn:

      Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '381160');" target='_blank'>Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính tư pháp quy định:

      Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

      Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '381160');" target='_blank'>Điều 183 Bộ luật hình sự 2015:

      Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

      Kết hôn để nhập cảnh nước ngoài có vi phạm pháp luật không?

      Tôi đang du học tại Mỹ và muốn sinh sống, làm việc lâu dài tại đây. Qua một người bạn Việt kiều, tôi được biết về “dịch vụ” để người Việt được ở lại nước ngoài, là kết hôn giả với người bản địa. Họ nói rằng tôi và người kia có thể về Việt Nam thực hiện thủ tục kết hôn cho dễ vì ở Mỹ người ta xác minh nhiều thứ, họ bao từ A đến Z chi phí tầm 50.000 USD. Tuy nhiên tôi thấy cách này khá bất an, xin hỏi theo pháp luật Việt Nam thì việc này có vi phạm pháp luật không?

      Trả lời:

      Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '381160');" target='_blank'>Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trong đó có điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn theo đó:

      - Kết hôn phải được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc luật định nhằm mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Pháp luật không cho phép kết hôn giả tạo, đồng thời đặt ra chế tài xử lý việc này.

      Căn cứ Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '381160');" target='_blank'>Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

      - Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

      Bên cạnh đó Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '381160');" target='_blank'>Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng nêu rõ:

      - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Trong đó, điểm a khoản 2 Điều 5 quy định về một trong các trường hợp cấm kết hôn, đó là kết hôn giả tạo.

      Do vậy, trường hợp kết hôn giả tạo nhằm bất cứ mục đích gì đều bị cấm. Việc kết hôn này sẽ bị hủy bởi Tòa án khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định. Như vậy có thể thấy rằng việc kết hôn giả tạo để thực hiện thủ tục nhập cảnh vào nước ngoài là một viêc tiềm ẩn nhiều rủi ro do vậy bạn cần cân nhắc thẩn trọng trước khi đưa ra quyết định.

      Ngoài ra căn cứ Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '381160');" target='_blank'>Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự. Theo đó, người kết hôn giả tạo để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài… sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn