Giải đáp về trường hợp ly hôn nhưng vắng mặt

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Em gái tôi và chồng hiện tại đang lao động ở Đài Loan, mối quan hệ của 2 người đã xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng và đồng ý ly hôn. Cả 2 cùng đồng ý ký vào đơn xin ly hôn. Tháng 6 này em gái tôi về Việt Nam để làm thủ tục ly hôn, nhưng chồng của em gái tôi chưa hết thời gian lao động nên chưa thể về Việt Nam để có mặt tại tòa để làm thủ tục ly hôn. Tôi muốn hỏi khi cả 2 cùng nhất trí ký đơn xin ly hôn, mà 1 trong 2 người không thể có mặt ở Việt Nam thì thủ tục ly hôn như thế nào? Có giống với trường hợp xử đơn phương ly hôn hay không? và cần phải có đơn xin xử ly hôn vắng mặt của chồng em gái tôi hay không?

    • - Theo qui định của Luật Hôn nhân Gia đình 2014, cụ thể là Điều 55 “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn...”

      Như vậy, nếu như cả 2 vợ chồng em gái anh đều đồng ý và thống nhất các vấn đề sau như:

      1. Thuận tình ly hôn.

      2. Thỏa thuận được vấn đề phân chia tài sản chung, nợ chung.

      3. Thỏa thuận được việc trông nom, nuôi dưỡng con và các vấn đề về trợ cấp thì được xem là thuận tình ly hôn.

      - Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì thủ tục đơn giản hơn rất nhiều, sau khi các bên thống nhất được các vấn đề và đã được tòa án hòa giải nhưng không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

      - Trong trường hợp người chồng vì lí do công tác không về Việt Nam được thì có thể làm đơn xin vắng mặt nêu rõ ý kiến của mình về việc xin thuận tình ly hôn. lưu ý các văn bản giấy tờ gửi từ bên nước ngoài về Việt Nam đều phải có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam đang ở nước đó xác nhận thì mới có giá trị pháp lý.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn