Giấy tờ đặt cọc viết tay không công chứng có được đòi lại tiền cọc không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/07/2019

Gia đình tôi có viết tay giấy tờ đặt cọc một miếng đất ngoại ô thành phố Hà Nội với giá trị 4 tỷ đồng đặt cọc trước 500 triệu là tài sản chung của một cặp vợ chồng nhưng bây giờ gia đình tôi không muốn mua nhà nữa thì có thể lấy lại được tiền cọc không? Có phải hợp đồng không công chứng sẽ không có giá trị không?

 

    • Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc như sau:

      - Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

      - Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

      - Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải có công chứng, chứng thực.

      Mặt khác căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

      - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

      - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

      - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

      Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

      Như vậy, khi gia đình bạn viết tay giấy tờ đặt cọc mua đất không có công chứng nhưng thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì giấy tờ đặt cọc sẽ có hiệu lực pháp luật.

      Do đó, việc không công chứng giấy tờ đặt cọc sẽ không phải là căn cứ để yêu cầu bên nhận cọc trả lại tiền đã đặt cọc. Trường hợp trong giấy đặt cọc có quy định về các trường hợp phạt cọc khi không ký hợp đồng thì gia đình bạn bắt buộc phải thực hiện theo thỏa thuận nêu trên.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn