Hợp đồng thế chấp và hợp đồng bảo lãnh.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/08/2016

Chào Luật sư! Vấn đề đặt ra là tại các ngân hàng TMCP trước đây có sự nhầm hiểu giữa "Hợp đồng thế chấp tài sản" như quy định tại Điều 342 đến Điều 357 BBLDS với " Hợp đồng bảo lãnh" quy định tại Điều 361 đến Điều 371 BLDS. Các ngân  hàng thực hiện giao kết hợp đồng đối với tài sản của bên thứ ba bằng "Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba" hiện nay đã  bị một số Tòa án tuyên vô hiệu do: 1. Phải tách bạch giữa HĐ thế chấp và HĐ Bảo lãnh. 2. HĐ thế chấp tài sản cảu bên thứ ba không phù hợp với Điều 718 BLDS. 3. Lời chứng của công chứng viên vô hiệu do không giải thích tính chất từng loại HĐ Nếu như vậy khoản vay của Ngân hàng có khả năng không có tài sản bảo đảm khi Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba bị tuyên vô hiệu, tuy nhiên theo cá nhân tôi nhận thấy về hình thức có thể bị tuyên vô hiệu là không ổn. Bởi vì HĐ thế chấp TS của bên thứ ba cũng xác lập một giao dịch hợp pháp bằng ý chí tự nguyện của bên có tài sản đã được công chứng của cơ quan có thẩm quyền, do đó tuyên vô hiệu về hình thức lẩn nội dung sẽ tạo hậu quả về kinh tế khôn lường về mặt kinh tế, người có tài sản sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình khi người đi vay không thực hiện trả nợ. Mong luật sư cho ý kiến về vấn đề này. Chân thành cản ơn!

    • Như bạn đã biết thì thế chấp và bảo lãnh đều là những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005, nhưng hai biện pháp này hoàn toàn khác nhau nên Bộ luật dân sự quy định thành hai chế định khác nhau ko thể lẫn lộn được. Do vậy, nếu xác định là thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện hợp đồng thì phải lập hợp đồng thế chấp hoặc vấn đề thế chấp được thể hiện luôn trong hợp đồng vay tiền. Nếu xác định là bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải lập hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ dân sự đối với bên thứ 3 theo quy định của pháp luật.
      Việc lẫn lỗn sẽ dẫn đến ko rõ ràng khi phân định và trách nhiệm của các bên nên dẽ bị tuyên vô hiệu là vậy.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn