Hợp đồng ủy quyền còn hiệu lực khi một bên của hợp đồng đã chết hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/08/2022

Hợp đồng ủy quyền còn hiệu lực khi một bên của hợp đồng đã chết hay không? Phải làm gì khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền? Hiệu lực của hợp đồng ủy quyền trong trường hợp không quy định thời hạn ủy quyền như thế nào?

    • Hợp đồng ủy quyền còn hiệu lực khi một bên của hợp đồng đã chết hay không?

      Đây là một tình huống mình thấy rất hay trên Facebook của một vị luật sư, là một tình huống trong thực tế. Mình cũng không có câu trả lời cụ thể. Cho hỏi đối với hợp đồng ủy quyền thì khi một bên chết, hợp đồng ủy quyền sẽ xử lý như thế nào?

      Trả lời:

      Điều 562 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '372428');" target='_blank'>Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

      Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

      Điều 372 Bộ luật này cũng có quy định về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ như sau:

      8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

      9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;

      ...

      Đồng thời, tại Điều 382 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '372428');" target='_blank'>Điều 382 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định:

      Khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

      Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì đối với hợp đồng ủy quyền, khi một bên trong hợp đồng chết thì hợp đồng cũng sẽ chấm dứt.

      Phải làm gì khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền?

      Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau: Phải làm gì khi tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

      Trả lời:

      Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

      Theo đó, tại Điều 569 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '372428');" target='_blank'>Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền như sau:

      - Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

      Bên cạnh đó, bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

      - Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

      Theo quy định này thì tùy theo việc bạn ủy quyền có thù lao hay không để giải quyết bạn nhé.

      Hiệu lực của hợp đồng ủy quyền trong trường hợp không quy định thời hạn ủy quyền như thế nào?

      Ngày 01/05/2016, vợ chồng tôi làm hợp đồng ủy quyền cho ông A được thay mặt chúng tôi làm thủ tục xin cấp “giấy hồng”. Trong hợp đồng hai bên không xác định thời hạn ủy quyền. Hơn hai năm trôi qua mà ông A vẫn chưa làm xong hồ sơ. Nay tôi muốn chuyển cho người khác làm (không nhờ ông A nữa) thì phải làm sao? Mong nhận được tư vấn. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời:

      Theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '372428');" target='_blank'>Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thì:

      Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.Như vậy, do đã hết hạn nên hợp đồng ủy quyền giữa vợ chồng ông với ông A đã chấm dứt. Sau khi đã thông báo với ông A về việc chấm dứt này, vợ chồng ông có thể làm hợp đồng ủy quyền mới để ủy quyền cho người khác thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp “giấy hồng”.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập về hiệu lực của hợp đồng ủy quyền trong trường hợp không quy định thời hạn ủy quyền. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn