Hợp đồng ủy quyền khi người uỷ quyền đi xa thì còn giá trị pháp lý không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Chào luật sư! Tôi có thắc mắc xin muốn hỏi luật sư Hiện tại tôi đang làm ở ngân hàng, tháng 12/2010 khách hàng A đến ngân hàng tôi làm thủ tục vay vốn có thế chấp tài sản đảm bảo là bất động sản. tháng 6/2011, tôi được nhận được 01 ủy quyền do A ủy quyền cho B về việc đóng tiền lãi suất, đóng tiền gốc, thực hiện thủ tục giải chấp , được nhận lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.. và toàn quyền quản lý, sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho , thế chấp.. Hợp đồng được lập tháng 3/2011 từ một văn phòng công chứng tư. thời hạn ủy quyền 15 năm. hiện nay, bà A đã đi khỏi địa phương và không liên lạc được ( 1 tuần nay). vậy, tôi muốn hỏi Hợp đồng ủy quyền trên có giá trị hợp pháp hay không?  giấy tờ Tài sản thế chấp đang nằm trong ngân hàng có được quyền ủy quyền cho người khác hay không hay chỉ cần Hợp đồng thế chấp tài sản là được?  Việc bà B cầm hợp đồng ủy quyền lên ngân hàng để thanh toán toàn bộ nợ và nhận lại tài sản khi không có bà A có được không?  Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn
    • Theo quy định của khoản 1 điều 143 Bộ luật dân sự thì, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự .

      Điều 143. Người đại diện theo uỷ quyền

      1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

      2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

      Tuy nhiên , cần xem xét đến các yếu tố sau:
      - Các bên có tự nguyện lập hợp đồng ủy quyền hay không ( cũng có trường hợp bị cưỡng ép nhưng phòng công chứng không nhận ra hoặc vì lý do chủ quan, khách quan nào đó mà họ " chấp nhận".
      - Nội dung ủy quyền và hình thức được thực hiện thông qua phòng công chứng thì về cơ bản coi như đã phù hợp với quy định của pháp luật ( rất ít khi sai về nội dung và hình thức);
      Tóm lại, đoạn trích dẫn điều 143 Bộ luật dân sự về mặt cơ bản có thể khái quát toàn bộ những điều mà bạn đang thắc mắc!
      Chúc bạn may mắn!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn