Kê biên tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016

Bản án số 51/DSST, ngày 21/02/2010 của Tòa án huyện H có hiệu lực thi hành buộc bà Nguyễn Thị A phải trả cho ông Đoàn Văn B số tiền là 50.000.000đ và lãi do chậm trả. Đến ngày 02/3/2010, ông B làm đơn yêu cầu thi hành án, Chi cục Thi hành án dân sự huyện ra quyết định theo quy định, giao Chấp hành viên tổ chức thi hành. Qua quá trình xác minh thì bà A có diện tích đất 5.000m2 lúa, ngoài ra không còn gì khác, nhưng diện tích đất lúa bà A đã thế chấp Ngân hàng NNPTNT với số tiền là 250.000.000đ. Chấp hành viên phát công văn yêu cầu Ngân hàng phối hợp thi hành, Ngân hàng đã đồng ý. Ngày 12/6/2010, Chấp hành viên đã tiến hành kê biên diện tích đất trên của bà B để thi hành cho Ngân hàng và ông B. Nhưng Viện kiểm sát huyện không đồng ý cho Ngân hàng phối hợp, yêu cầu cơ quan thi hành án chỉ kê biên tương ứng với phần nợ mà bà A nợ ông B, riêng phần nợ Ngân hàng do chưa có án nên không được tổ chức thi hành. Viện kiểm sát cho rằng chỉ thi hành khi đã có bản án, ở đây phần bà A nợ Ngân hàng là chưa có án nên cơ quan thi hành án không được tổ chức thi hành. Hỏi: Viện kiểm sát yêu cầu như vậy là có đúng không? Trong trường hợp này nếu theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì có được kê biên một phần tài sản mà bà A đã thế chấp cho Ngân hàng để thi hành cho một mình ông B được không?

    • Trong trường hợp bạn nêu, do không có hồ sơ thi hành án, chúng tôi không biết được quan điểm của Viện kiểm sát nhân và của người phải thi hành án cụ thể như thế nào? giá trị tài sản thế chấp khi kê biên là bao nhiêu? tài sản đó tách ra từng phần thì có làm mất hoặc giảm đáng kể giá trị không? Vì thế, chúng tôi không khẳng định đúng hay sai một cách chính xác. Tuy nhiên, chúng tôi trao đổi một số ý kiến để bạn tham khảo như sau:

      - Về nguyên tắc, cơ quan thi hành án dân sự muốn kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang thế chấp cho người khác để đảm bảo thi hành án thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Theo đó, trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.

      - Theo quy định khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn