Khi chuyển sang căn cước công dân thì có cần làm lại di chúc vì đã lập theo chứng minh nhân dân không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/09/2022

Khi chuyển sang căn cước công dân thì có cần làm lại di chúc vì đã lập theo chứng minh nhân dân không? Di chúc bị mất sau đó tìm lại được có bắt buộc phải chia lại tài sản theo di chúc không? Bố di chúc cho con trai toàn bộ tài sản, mẹ có được hưởng không?

    • Khi chuyển sang căn cước công dân thì có cần làm lại di chúc vì đã lập theo chứng minh nhân dân không?

      Tôi làm di chúc nhà do văn phòng công công chứng và đóng dấu và làm bằng cmnd cũ 9 số. Nay tôi đã thay đổi sang thẻ Căn cước công dân. Như vậy tôi có cần làm lại bản di chúc mới không ạ?

      Trả lời:

      Căn cứ theo Khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014' onclick="vbclick('3F6C6', '375269');" target='_blank'>Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp thì các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực.

      Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 51 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '375269');" target='_blank'>Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định về việc sửa đổi văn bản đã được công chứng, cụ thể như sau:

      Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

      Theo quy định khi bạn đổi sang dùng CCCD thì giá trị của bản công chứng sử dụng thông tin chứng minh nhân dân cũ vẫn có hiệu lực, nếu bạn muốn sửa đổi thì bạn có quyền yêu cầu văn phòng công chứng đó thực hiện sửa đổi.

      Di chúc bị mất sau đó tìm lại được có bắt buộc phải chia lại tài sản theo di chúc không?

      Khi di chúc bị thất lạc, tài sản đã chia theo pháp luật cho những người thừa kế mà tìm thấy di chúc bị thất lạc thì có bắt buộc phải chia lại tài sản theo di chúc không?

      Trả lời:

      Theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '375269');" target='_blank'>Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật, cụ thể sau:

      - Không có di chúc;

      - Di chúc không hợp pháp;

      - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

      - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

      - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

      - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

      - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

      Mặt khác, việc mất di chúc được xem là không có di chúc (theo Điều 642 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '375269');" target='_blank'>Điều 642 Bộ luật dân sự 2015)

      Bên cạnh đó tại Khoản 3 Điều 642 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '375269');" target='_blank'>Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 quy định các xử lý khi di chúc mất được tìm thấy, cụ thể như sau: Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

      Vậy nên khi mất di chúc đã được chia theo pháp luật mà sau đó tìm thấy thì nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại di sản theo di chúc thì phải chia lại di sản theo di chúc.

      Bố di chúc cho con trai toàn bộ tài sản, mẹ có được hưởng không?

      Bố mẹ tôi kết hôn hợp pháp từ năm 1985 và có con chung là tôi và anh trai. Tôi đã đi lấy chồng ở tỉnh khác. Do mắc bệnh hiểm nghèo nên bố tôi mất sớm. Trước khi mất, bố làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cả nhà và đất cho anh trai tôi, không để lại gì cho mẹ. Mẹ tôi có được hưởng tài sản gì không?

      Trả lời:

      Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '375269');" target='_blank'>Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

      1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

      a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

      b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

      2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

      Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '375269');" target='_blank'>Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 về từ chối nhận di sản thì:

      1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

      2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

      3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

      Tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '375269');" target='_blank'>Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người không được hưởng di sản bao gồm:

      a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

      b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

      c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

      d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

      Như vậy, trường hợp này mẹ bạn không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản. Nếu mẹ bạn không từ chối nhận di sản thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào nội dung di chúc của bố bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn