Khi phát hiện nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc đang tìm đường về Việt Nam

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/12/2016

Chiều tối ngày 10/8/2006, ông C, Trưởng thôn 4, một thôn cạnh đường mòn biên giới thuộc xã V, đưa một người phụ nữ khoảng 30 tuổi, đang trong tình trạng hoảng loạn, sợ hãi tới trụ sở Công an xã trình báo rằng: lúc tối, người phụ nữ này men theo đường mòn biên giới đi vào bản, tìm đến nhà ông nhờ giúp đỡ đưa tới Công an xã. Đợi người phụ nữ bình tĩnh trở lại, trực ban Công an xã đề nghị chị tường trình rõ sự việc thì người phụ nữ khai báo rằng: chị là người thuộc tỉnh Bắc Ninh. Cách đây ba tháng, chị bị hai người phụ nữ Việt Nam rủ lên Lạng Sơn để giúp mở cửa hàng ăn nhưng sau đó lừa bán chị sang Trung Quốc. Những ngày ở Trung Quốc, chị đã cố gắng tìm hiểu cách để tìm đường trốn về Việt Nam. Cách đây 3 ngày, nhờ sự giúp đỡ của một người tốt bụng bên đó, chị đã trốn được theo các đường mòn hẻo lánh nên không bị bảo vệ nhà hàng bên Trung Quốc bắt lại. Đồng thời, người phụ nữ cũng đề nghị Công an xã có biện pháp bảo vệ và giúp đỡ chị. Công an xã cần làm gì trong trường hợp này?

    • Đây là trường hợp không hiếm khi xảy ra ở các tỉnh biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng nói chung và đối với tỉnh Lạng Sơn giáp Trung Quốc nói riêng. Trong vụ việc này, người phụ nữ là người bị hại, là nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới. Để có căn cứ xử lý hành vi phạm tội buôn bán phụ nữ theo Điều 119 Bộ luật Hình sự 1999 xảy ra trước đó thì Công an xã và lực lượng dân phòng nên động viên người phụ nữ này trình báo đúng sự thật để giúp cơ quan Điều tra làm sáng tỏ hành vi phạm tội của một số người trước đây đã lừa bán chị sang Trung Quốc.

      Như trên đã nêu, người phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc là nạn nhân, là nhân chứng của vụ án hình sự, vì vậy, Công an xã nên ghi rõ lời khai một cách chi tiết, chuyển cơ quan Điều tra của Công an huyện để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Do đó, trong trường hợp này Công an xã cần thực hiện các biện pháp sau:

      - Động viên, trấn an nạn nhân để nạn nhân thật bình tĩnh trình báo sự việc trung thực và chi tiết, tạo điều kiện giúp cơ quan chức năng thu thập thông tin làm cơ sở điều tra tội phạm. Cần nhắc nhở và động viên để nạn nhân thoát khỏi tình trạng hoảng loạn, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm hợp tác với cơ quan chức năng và yên tâm về sự giúp đỡ, bảo vệ của cơ quan chức năng;

      - Bố trí việc ăn nghỉ cho nạn nhân, có thể phối hợp với Hội phụ nữ xã để giúp đỡ những việc cần thiết cho nạn nhân;

      - Công an xã lập biên bản ghi lời khai, sau đó, khi điều kiện có thể thì đưa nạn nhân tới Công an cấp huyện để cán bộ chức năng thu thập lời khai báo của nạn nhân, đồng thời có biện pháp để giúp đỡ nạn nhân về quê an toàn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn