Khởi kiện yêu cầu trả nợ hoặc tố cáo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi người vay tiền không có khả năng trả nợ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016
Tôi có cho một người bạn vay tiền (500 triệu đồng) có giấy vay nợ, có chồng chứng kiến nhưng không kí tên làm chứng vì là chỗ quen biết. Giấy vay nợ có hẹn ngày trả, không thỏa thuận lãi suất, không tài sản thế chấp.Người vay nói với vợ chồng tôi là vay tiền để mua bán xuất đầu tư của 1 tổ chức nước ngoài nơi cô ấy làm việc. Đến nay đã quá hạn trả nợ, vợ chồng tôi đòi nhiều lần và cô ta mới trả được 78 triệu. Tới thời điểm này đã quá hạn trả nợ 3 tháng cô ta không còn khả năng thanh toán nữa, viện đủ mọi lý do để thoái thác việc trả nợ số còn lại.Vậy xin hỏi: Vợ chồng tôi có thể làm đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không? Và làm đơn gửi đến công an cấp nào? Nếu khởi kiện thì nộp đơn tại tòa án cấp nào của Hà Nội?Có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an đồng thời với đơn khởi kiện tại tòa án được không? Và khởi kiện theo án dân sự hay hình sự?
    • Thứ nhất, nếu sau nhiều lần yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà người đó vẫn không thực hiện nghĩa vụ đó thì vợ chồng bạn có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để được giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự (theo khoản 3 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011). Thẩm quyền của tòa án giải quyết tranh chấp đối với trường hợp của bạn được xác định như sau:

      - Thẩm quyền theo cấp: Tranh chấp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (theo điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011). Trừ trường hợp: Những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện (khoản 3 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011). Nếu tranh chấp của bạn thuộc trường hợp này thì thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

      - Thẩm quyền theo lãnh thổ: Tranh chấp của bạn là tranh chấp quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự và bị đơn (bên vay) là cá nhân nên tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc.

      Thứ hai, nếu bạn có căn cứ cho rằng bên vay có hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự (có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an hoặc tòa án). Các căn cứ như: bên vay có thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản hoặc bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản… Việc người vay có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật Hình sự) hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật Hình sự) hay không sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn