Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn bị phạt bao nhiêu tiền? Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có bị đi tù?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/08/2022

Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn bị phạt bao nhiêu tiền? Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có bị đi tù? Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp nào? 

Chào Luật sư, tôi ly hôn với chồng tôi đã được một năm. Khi ly hôn tòa án tuyên tôi có quyền nuôi con còn chồng tôi có Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con tôi hàng tháng là 3,5 triệu đồng. Sau khi ly hôn chồng tôi có kết hôn với một người phụ nữ khác và hàng tháng không gửi tiền cấp dưỡng cho con. Vậy hành vi không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn bị phạt bao nhiêu tiền?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn.

    • 1. Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn bị phạt bao nhiêu tiền?

      Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '373840');" target='_blank'>Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, như sau:

      1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

      2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

      3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

      Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

      Tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '373840');" target='_blank'>Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, theo đó:

      1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

      b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

      2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

      Như vậy, khi chồng bạn ngừng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì chồng bạn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và còn buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn.

      2. Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có bị đi tù?

      Căn cứ Điều 186 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '373840');" target='_blank'>Điều 186 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '373840');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định xử lý tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể như sau:

      Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

      Theo quy định này, thì khi chồng bạn không thực hiện cấp dưỡng mà gây hậu quả theo quy định như trên thì chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng và có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

      3. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp nào?

      Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '373840');" target='_blank'>Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo đó:

      1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

      2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

      a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

      b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

      3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

      4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

      5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

      a) Người thân thích;

      b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

      c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

      d) Hội liên hiệp phụ nữ.

      Theo đó bạn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nếu thuộc một trong trường hợp được pháp luật quy định như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn