Không ký hợp đồng thuê có được trả lại tiền cọc? Giá trị giao dịch trên 20 triệu có bắt buộc phải lập hợp đồng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/04/2022

Không ký hợp đồng thuê có được trả lại tiền cọc? Giá trị giao dịch trên 20 triệu có bắt buộc phải lập hợp đồng? Hợp đồng thuê nhà có điều khoản phạt hợp đồng 20% có vi phạm không?

    • Không ký hợp đồng thuê có được trả lại tiền cọc? Giá trị giao dịch trên 20 triệu có bắt buộc phải lập hợp đồng?
      (ảnh minh họa)
    • Không ký hợp đồng thuê có được trả lại tiền cọc?

      Em muốn kinh doanh và tìm nhà thuê nên em đã đặt cọc tiền nhà 1 tháng là 20 triệu đồng ngày 14 tháng 11 năm 2019 và bên chủ nhà có làm 1 giấy nhận đặt cọc và hẹn ngày ký hợp đồng. Do em không có nhu cầu kinh doanh nữa và chưa ở được ngày nào. Trong ngày 14 tháng 11 năm 2019 em có nói là muốn lấy lại tiền cọc nhưng bên chủ thuê không đồng ý trả lại. Vậy em nhận lại tiền cọc khi chưa ký hợp đồng thuê nhà không ạ? Mong các luật sư tư vấn giúp em .

      Trả lời:

      Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '363136');" target='_blank'>Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

      1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

      2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Như vậy, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Do đó, nếu không có thỏa thuận khác trường hợp bạn không ký HĐ thì đương nhiên mất cọc.

      Giá trị giao dịch trên 20 triệu có bắt buộc phải lập hợp đồng?

      Anh chị hướng dẫn giúp tôi về quy định hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Ví dụ như trước đây thì tối thiểu 20 triệu thì phải làm hợp đồng mua bán dịch vụ, hiện tại mức này là bao nhiêu?

      Trả lời:

      Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không có quy định nào về mức giá trị của hợp đồng là bao nhiêu thì phải lập hợp đồng.

      Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các bên với nhau nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng được tạo lập do sự thỏa thuận và tự nguyện của các bên.

      Hiện nay, phù hợp với quy định thanh toán không dùng tiền mặt, nên những doanh nghiệp nhỏ thường quy định hợp đồng có giá trị từ 20 triệu trở lên được ký kết bằng văn bản.

      Theo quy định thì căn cứ Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

      "1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
      ..."

      Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở cho doanh nghiệp xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.

      Trên đây là nội dung hỗ trợ.

      Hợp đồng thuê nhà có điều khoản phạt hợp đồng 20% có vi phạm không?

      Mình có thuê nhà nhưng chưa đến thời hạn trả hiện tại mình không muốn thuê nữa, trong hợp đồng thỏa thuận phạt vi phạm nghĩa vụ là 20% nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm thì sẽ xử lý như thế nào? Vì quy định là không quá 8%.

      Trả lời:

      Theo quy định thì hợp thuê nhà bản chất là hợp đồng dân sự sẽ được điều chỉnh theo quy định của pháp luật dân sự.

      Theo Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạt vi phạm hợp đồng như sau:

      - Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

      - Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

      - Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

      Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

      Như vậy, việc hai bên thỏa thuận mức phạt 20% đúng quy định của phát luật.

      Còn quy định mức phạt không quá 8% chỉ áp dụng cho hợp đồng thương mại.

      Ban biên tập phản hồi đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn