Không xác định được nơi cư trú thì địa điểm mở thừa kế ở đâu? Cắt khẩu có làm mất quyền thừa kế hay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/01/2022

Không xác định được nơi cư trú thì địa điểm mở thừa kế ở đâu? Cắt khẩu có làm mất quyền thừa kế hay không? Người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc có được làm chứng việc lập di chúc không?

    • Không xác định được nơi cư trú thì địa điểm mở thừa kế ở đâu?

      Dạ, cho em hỏi người để lại thừa kế là toàn bộ tài sản nhưng không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người đó thì xác định địa điểm mở thừa kế như thế nào?

      Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '358584');" target='_blank'>Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định về địa điểm mở thừa kế như sau:

      Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

      Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp không xác định được nơi cứ trú cuối cùng thì nơi toàn bộ tài sản để lại sẽ là địa điểm mở thừa kế.

      Cắt khẩu có làm mất quyền thừa kế không?

      Em muốn hỏi vấn đề sau: Em trước ở chung hộ khẩu với bố mẹ, sau đó có điều kiện nên vợ chồng em xây nhà ở xã khác, rồi cắt khẩu khỏi nhà bố mẹ. Hiện tại bây giờ em không ở chung hộ khẩu với bố mẹ, vậy sau này chia thừa kế khi bố mẹ mất (không có di chúc) thì em không được quyền lợi gì hay sao?

      Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

      - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

      - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

      - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

      Theo quy định nêu trên, có thể thấy việc xác định những người thuộc hàng thừa kế để chia thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ về huyết thống, nuôi dưỡng, không dựa trên vấn đề nơi cư trú, hộ khẩu.

      => Cho nên trường hợp anh đã cắt khẩu, không ở chung hộ khẩu với bố mẹ thì anh (là con) vẫn được xác định là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi bố mẹ mất. Việc cắt khẩu không làm mất đi quyền hưởng di sản thừa kế của anh.

      Người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc có được làm chứng việc lập di chúc không?

      Đối với người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc thì có được làm chứng việc lập di chúc hay không?

      Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

      Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

      Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

      Như vậy, có thể thấy đối với người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc sẽ không được làm chứng cho việc lập di chúc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn