Kiện đòi tài sản dựa trên biên bản nợ như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/01/2017

Kiện đòi tài sản dựa trên biên bản nợ như thế nào? Công ty tôi là công ty thương mại, có bán hàng cho một khách hàng cá nhân, có làm hợp đồng mua bán trực tiếp với vị khách này nhưng vị khách này lại yêu cầu chúng tôi viết hóa đơn về một công ty khác nhưng vẫn ký biên bản xác nhận nợ với công ty chúng tôi. Đã gần 2 năm nay người khách này không còn lấy hàng của chúng tôi nữa. Công ty tôi muốn đưa ra tòa án để giải quyết. Hợp đồng và hóa đơn không thống nhất, vậy chỉ với biên bản xác nhận nợ thì công ty tôi có thể nhờ tòa án giải quyết được không và nếu đưa được ra tòa án thì đơn kiện sẽ gửi cho tòa án cấp nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 thì:

      Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

      Công ty bạn có bán hàng cho một khách hàng cá nhân, có làm hợp đồng mua bán trực tiếp với vị khách này, vị khách hàng này ký biên bản xác nhận với công ty bạn, vì vậy hợp đồng mua bán này hoàn toàn có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật.

      Đồng thời, Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền như sau:

      1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

      2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Vì vậy, vị khách hàng này phải có nghĩa vụ trả tiền cho công ty bạn theo đúng thỏa thuận giữa hai bên.

      Vì câu hỏi trên không nêu rõ tình huống cụ thể, vì vậy chúng tôi chia trường hợp và tư vấn cho bạn như sau:

      Trường hợp 1: Vị khách hàng là cá nhân đó trực tiếp nhận hàng, là người trực tiếp viết giấy nợ, và ghi hóa đơn về cho công ty nhưng mua hàng với tư cách các nhân

      Trong trường hợp này, người này có nghĩa vụ trả nợ cho công ty bạn theo đúng hợp đồng đã ký kết với công ty bạn. Khi công ty bạn kiện ra tòa yêu cầu Tòa án giải quyết thì người này chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân và công ty bạn có thể gửi đơn kiện lên Tòa án nhân dân cấp Huyện, nơi người đó thường trú hoặc đăng ký tạm trú.

      Trường hợp 2: Vị khách hàng là cá nhân đó trực tiếp nhận hàng, là người trực tiếp viết giấy nợ và ghi hóa đơn về công ty nhưng do sự ủy thác của công ty.

      Trong trường hợp này, công ty của vị khách hàng này có nghĩa vụ trả nợ cho công ty bạn theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết, công ty bạn có thể gửi đơn kiện lên Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi công ty đó đăng ký đặt trụ sở chính.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kiện đòi tài sản dựa trên biên bản nợ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn