Là bạn bè có được đứng tên chung bìa đất không? Đất trồng lúa chuyển sang nuôi tôm thì phải xin phép?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/04/2022

Là bạn bè có được đứng tên chung bìa đất không? Đất trồng lúa chuyển sang nuôi tôm thì phải xin phép không? Chi phí di chuyển máy móc có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?

    • Là bạn bè có được đứng tên chung bìa đất không?

      Xin cho em hỏi giờ em và 1 người bạn em muốn mua chung 1 mảnh đất có cùng đứng tên trên sổ đỏ bìa đất được không ạ?

      Trả lời: Điều 207, Điều 208 Bộ luật Dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '363300');" target='_blank'>Điều 208 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung như sau:

      - Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

      + Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

      + Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

      - Xác lập quyền sở hữu chung

      Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

      => Từ đó có thể thấy, anh và bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau để cùng mua đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

      Và Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013' onclick="vbclick('34B1C', '363300');" target='_blank'>Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

      Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

      => Như vậy, theo quy định này thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể có nhiều người đứng tên. 2 anh có thể thỏa thuận cùng đứng tên trên giấy chứng nhận và cấp cho mỗi người 1 giấy hoặc cả 2 người cấp chung 1 giấy và trao cho người đại diện.

      Đất trồng lúa chuyển sang nuôi tôm thì phải xin phép?

      Nhà tôi đó giờ vẫn trồng lúa, nay muốn chuyển sang nuôi tôm càng xanh để cải thiện cuộc sống. Nghe nói cái này phải xin phép mới được làm có đúng không?

      Trả lời: Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Đất Đai 2013 có quy định:

      Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

      a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

      ...

      Như vậy, khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể ở đây phải được UBND cấp huyện cho phép (Điểm a Khoản 2 Điều 59 Luật này). Cho nên khi bạn muốn chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm thì phải xin phép và được UBND huyện cho phép.

      Chi phí di chuyển máy móc có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?

      Tôi có cái nhà xưởng trên đất bị Nhà nước ra quyết định thu hồi. Cho hỏi chi phí di chuyển đồ đạc, máy móc trong nhà xưởng nhà nước có bồi thường hay không?

      Trả lời: Khoản 1 Điều 91 Luật Đất đai 2013 có quy định:

      Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.

      =>Như vậy, theo quy định này trường hợp của bạn sẽ được Nhà nước bồi thường chi phí di chuyển, thiệt hại khi di chuyển, tháo dỡ đồ đạc, máy móc như quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn