Làm thế nào để mở lối đi chung qua các thửa ruộng?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/10/2016

Tôi có 4 thửa rẫy liền kề nhau với tổng diện tích 18 000 mét vuông không có đường đi ra đường công cộng. Trước đây cả chủ cũ và tôi đều phải đi nhờ đường. Nay chủ đất liền kề không cho đi nhờ đường nữa. Tôi đã đàm phán với họ nhưng không thành. Tôi đưa đơn xin hòa giải lên xã nhưng các chủ xung quanh vẫn không đồng ý. Tôi đã tham khảo ý kiến của vài luật sư, có người nói giải quyết theo điều 275 luật Dân sự, người thì nói giải quyết theo luật Đất đai, có người nói kiện ủy ban xã cấp bìa đỏ không có lối đi. Xin nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi làm thế nào tốt nhất để có lối đi, thuận lợi cho canh tác cây trồng. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật dân sự 2005 về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:

      "Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác."

      Đồng thời theo quy định tại Điều 274 Bộ luật dân sự 2005 về xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:

      "1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

      2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó."

      Có thể thấy, bạn đang có ranh giới sử dụng đất liền kề với một chủ sử dụng đất khác nhưng mảnh đất của bạn lại không có lối ra đường chính để đi lại thì pháp luật dân sự cho phép bạn có quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản liền kề của chủ sử dụng khác để làm lối đi. Việc sử dụng này sẽ do hai bên tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được, thì trong trường hợp bạn không còn lối ra nào khác ngoài việc phải sử dụng nhờ lối đi của chủ sử dụng đất bên cạnh thì bạn có quyền đề nghị chủ sử dụng cho bạn mở một lối đi thông ra đường chính để đam bảo nhu cầu đi lại của mình. Nếu bên chủ sử dụng không đồng ý thì bạn có thể khiếu nại lên UBND cấp xã yêu cầu cơ quan này giải quyết cho bạn, căn cứ quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:

      "1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

      Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

      2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

      3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cách mở lối đi chung qua các thửa ruộng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn