Làm trái với bản cam kết giải quyết thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/09/2016

Ông A làm tài xế cho 1 công ty, trong 1 lần ngà ngà xỉn, ông A đã điều khiển xe đâm vào cột điện, xe hư hỏng nặng, ông A ko bị thương tích gì nhiều, chỉ bầm nhẹ Công ty cho ông A nghỉ việc, và bắt ông A phải bồi thường số tiền sửa chữa xe là khoảng 70tr (đã trừ phần bảo hiểm, tổng đến 150 lận). Ông A không có tiền, nên công ty đề nghị ông A làm thủ tục vay tín chấp ở ngân hàng (công ty hỗ trợ bảng lương hàng tháng để làm thủ tục), ông A không chịu, công ty tính cách khác giữ lại cái xe máy mà ông A đang đi (Exiter 135).  Ông A ko chịu nên đã đề nghị trả góp, mỗi tháng trả 2 triệu vào đầu tháng, có viết giấy cam kết, và ông A chủ động đưa cho công ty cái giấy tờ xe máy của ông A đang đi. Ngay trong hôm đó ông A đã đưa 2tr, tính cho tháng 12. Sau đó vài tuần, ông A đã làm lại giấy tờ xe máy và bán, rồi mua 1 xe máy cũ với giá rẻ hơn, phần dư ông A tiêu xài. Đầu tháng 1 ông A không nộp 2 triệu như đã ghi trong bảng cam kết, công ty liên lạc thì không bắt máy Đầu tháng 2, công ty liên lạc được với ông A, và ông A nói là mới xin đc việc làm ở 1 công ty khác, chỉ làm đc mới có 2 tuần, nên chưa có tiền nong gì, đừng ép ông ấy. Cho mình hỏi, nếu như sau tết 1 thời gian mà ông A vẫn ko chịu trả tiền, thì bên công ty có những cách giải quyết như thế nào?

    • Chào bạn!

      Về lý thì người lao động có lỗi gây thiệt hại đến tài sản của công ty thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật lao động về trách nhiệm vật chất. Tuy nhiên, trong vụ việc trên, thiệt hại của công ty đã được bảo hiểm chi trả toàn bộ, công ty không còn thiệt hại nữa nên việc bắt đền người lái xe là thiếu căn cứ pháp lý. Về tình thì người lái xe là người lao động, số tiền 70 trđ với họ là rất lớn, họ đã trả một phần cho công ty, đã phải nghỉ việc, phải bán xe... rất khó khăn như vậy nên công ty không nên dồn ép họ vào đường cùng để đòi bồi thường (trong khi số tiền thiệt hại đã được bảo hiểm chi trả). Nếu hai bên không thể giải quyết được thì một trong hai bên có thể đưa vụ việc tới tòa án để giải quyết, khi đó công ty sẽ yếu lý và có thể sẽ thiệt hại hơn người lao động.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn