Lập di chúc nhưng có điều kiện định đoạt di sản

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/11/2016

Gia đình tôi bố mẹ sinh được 9 anh chị em ruột 6 gái 3 trai. Năm 2005 bố tôi có viết di chúc để lại có đông đủ anh họ mạc làm chứng gia đình nhất chí bố tôi chia đất cho ba anh em trai, còn các chị em gái đi lấy trồng nhờ hồng phúc nhà chồng. Trên di chúc có ghi nếu sau này anh nào không sử dụng nữa muốn bán thì trước hết phải bán cho anh em trong gia đình và anh em trong ròng tộc nếu không ai mua thì mới được bán ra người ngoài đến năm 2015 anh tôi gọi bán cô em gái muốn mua thống nhất giá cả thỏa thuận song anh tôi bán cho người ngoài cùng bằng giá em tôi mua. Vậy căn cứ theo di chúc của bố tôi để lại thì người ngoài có mua được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn để lại di chúc với nội dung "nếu sau này anh nào không sử dụng nữa muốn bán thì trước hết phải bán cho anh em trong gia đình và anh em trong ròng tộc nếu không ai mua thì mới được bán ra người ngoài" có thể hiểu đó là điều kiện của người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay không quy định về Di chúc có điều kiện, mà vấn đề ràng buộc nghĩa vụ của người thừa kế thì chỉ có quy định về Di sản dùng vào việc thờ cúng. Bộ luật dân sự 2005 quy định:

      "Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

      1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

      Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

      Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

      2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng."

      Do vậy, cần phải xác định nội dung di chúc của bố bạn có thể hiện phần đất, căn nhà để lại cho anh của bạn với mục đích thờ cúng hay không. Trường hợp thể hiện mục đích thờ cúng thì anh của bạn sẽ không có quyền định đoạt (bán, tặng cho, ...). Trường hợp không thể hiện mục đích thờ cúng thì anh của anh/chị có quyền định đoạt. Và trường hợp anh của anh/chị được đứng tên trên GCNQSD đất và nhà đó thì anh của anh/chị sẽ được thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo quy định của pháp luật (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn...).

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc lập di chúc nhưng có điều kiện định đoạt di sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn