Lập di chúc và quyền thừa kế

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/09/2016

Gia đình tôi có 4 người gồm ba tôi, mẹ tôi, tôi và vợ tôi. Ba mẹ tôi cùng lập nghiệp tạo dựng nhà cửa và tài sản, tuy nhiên cách đây hơn 3 năm ba tôi mất để lại căn nhà cho mẹ tôi và vợ chồng tôi ở (không có di chúc). Gần đây không biết mẹ tôi vì lý do gì hay nghe ai tác động âm thầm lập di chúc bán căn nhà mà chúng tôi đang ở, phần tài sản bán này được chia cho tôi 1 phần và tự lo tìm nhà khác ở; phần còn lại cho từ thiện và mẹ tôi sẽ tự tìm nơi khác ở. Việc mẹ tôi làm như vậy không được sự đồng tình, ủng hộ từ các người thân, bà con, dòng họ do sự bất hợp lý này. Xin hỏi luật sư việc mẹ tôi tự ý làm di chúc bán căn nhà mà tất cả thành viên gia đình đang ở khi không có sự đồng ý của con cái và dòng họ như vậy có hiệu lực và hợp pháp không?

    • Căn cứ nội dung anh trình bày thì chúng tôi thấy rằng còn một số vấn đề cần làm rõ thêm. Anh trình bày căn nhà đang tranh chấp là nơi trú ngụ của cha mẹ, vợ chồng anh. Tuy nhiên nguồn gốc căn nhà là do đâu, căn nhà đứng tên riêng là tài sản riêng của mẹ anh hay là của chung cha mẹ anh; Hiện nay cha anh còn sống hay đã chết, vợ chồng anh có đóng góp công sức, tài sản gì cho việc hình thành căn nhà kia không? Từ đó chúng tôi trả lời như sau: Nếu căn nhà là tài sản chung của cha mẹ bạn thì mẹ bạn không thể là người tự một mình quyết định tài sản đó, việc lập di chúc định đoạt căn nhà phải do cha mẹ bạn cùng quyết định, trường hợp cha mẹ bạn cùng tạo lập căn nhà, cha bạn đã chết thì phải thực hiện chia thừa kế của cha bạn (bạn và mẹ bạn được hưởng thừa kế bằng nhau đối với di sản thừa kế cha bạn để lại nếu chia theo pháp luật), trường hợp này mẹ bạn chỉ được định đoạt đối với 1/2 giá trị tài sản là căn nhà + tài sản hưởng thừa kế từ cha bạn. Trường hợp vợ chồng bạn cũng có công sức, tài sản góp vào trong quá trình cải tạo, xây dựng căn nhà thì sẽ được xem xét khi phân chia tài sản. Còn nếu tài sản này là của riêng mẹ bạn thì mẹ bạn có toàn quyền định đoạt nó mà không ai có quyền tranh chấp.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn