Ly hôn rồi có xin giấy chứng nhận độc thân được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/04/2020

Chào anh chị, em đã ly hôn và cũng đã có được giấy ly hôn của tòa án. Ngày trước em có xin giấy chứng nhận độc thân để đi đăng ký kết hôn nhưng đã đổ vỡ. Nay em muốn cưới người khác thì xin giấy chứng nhận độc thân lần thứ 2 có được không? 

    • Ly hôn rồi có xin giấy chứng nhận độc thân được không?
      (ảnh minh họa)
    • Tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

      - Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.

      => Pháp luật hiện hành không có quy định giới hạn số lần cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

      Trường hợp bạn đã ly hôn, nay muốn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn với người mới thì phải xuất trình được Bản án ly hôn đã có hiệu lực của Tòa án.

      Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 25 Thông tư 15/2015/TT-BTP có hướng dẫn cách ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

      - Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số... ngày... tháng... năm... của Tòa án nhân dân...; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.

      => Như vậy, sau khi ly hôn, bạn có thể xin giấy chứng nhận độc thân. Bạn cần mang theo Bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án để chứng minh cho tình trạng hôn nhân của mình.

      Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về câu hỏi của bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn