Mua hàng kém chất lượng có quyền khiếu tố

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/09/2016

Tôi là cá nhân, nếu mua phải hàng hóa kém chất lượng thì tôi có quyền được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật này không và ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tôi?

    • Theo quy định của Điều 61 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định khi hàng hóa được xác định là kém chất lượng, người có trách nhiệm bồi thường bao gồm:

      1. Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.

      2. Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 62 của luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.

      Lực lượng chức năng kiểm tra mẫu hàng hóa

      Về quyền được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Điều 64, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định:

      1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân cho là trái pháp luật hoặc về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

      2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

      3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về khiếu nại, tố cáo của mình.

      Như vậy, nếu bạn mua phải hàng hóa kém chất lượng không thuộc những trường hợp được quy định trong Khoản 2, Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bao gồm: “Người tiêu dùng sử dụng hàng hoá đã hết hạn sử dụng; Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện; Đã thông báo hàng hoá có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hoá đó; Hàng hoá có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hoá gây thiệt hại; Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng”) thì bạn có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan, tổ chức, cá nhân đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

      Nếu được xác định là lỗi người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa thì người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường; nếu thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa thì người bán hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn