Mua nhầm tài sản trộm cắp thì giao dịch có hiệu lực không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 28/06/2022

Mua nhầm tài sản trộm cắp thì giao dịch có hiệu lực không? Hướng xử lý để đòi lại tài sản?

Tôi mua được một chiếc xe oto giá rẻ nhưng không ngờ chiếc xe đó lại là xe của một người khác bị trộm và tên trộm bán ngược lại cho tôi. Sau khi biết tôi đã giao nộp xe và cung cấp thông tin cho phía công an. Vậy trong trường hợp này tôi có thể đòi lại tiền không? Mong được luật sư giải đáp.

    • Mua nhầm tài sản trộm cắp thì giao dịch có hiệu lực không?

      Căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '367754');" target='_blank'>Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

      1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

      a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

      b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

      c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

      2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

      Như vậy, trong trường hợp xe mà bạn mua được đó là đồ ăn cắp thì đã vi phạm vào điều cấm của pháp luật nên giao dịch này được xem là vô hiệu.

      Hướng xử lý để đòi lại tài sản?

      Căn cứ 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

      1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

      2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

      Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

      3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

      4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

      5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

      Vậy, đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì nghĩa vụ của các bên phải khô phục lại tình trạng ban đầu tức là hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp bên bán không hoàn trả thì bạn có quyền gửi đơn kiện để xử lý.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn